Core i là một trong những dòng CPU nổi bật nhất của Intel được đánh giá cao cả về hiệu năng lẫn mức giá hợp lý. Bạn có biết từng dòng CPU Core i có điểm gì khác nhau không? Hiệu năng giữa chúng ra sao? Bài viết so sánh các dòng chip Core i dưới đây của speedcom.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn!
MỤC LỤC
Một vài đặc trưng dòng Core i của Intel
Lịch sử của chip Core i
Bộ vi xử lý Core Inside (Core i) lần đầu tiên được Intel đưa ra thị trường vào năm 2011. Bộ vi xử lý này không chỉ được kế thừa dòng Intel Core Duo trước đó mà còn được Intel “nâng cấp” khá nhiều. Những thế hệ sau dù được cải tiến rất nhiều về mặt công nghệ nhưng Intel vẫn giữ nguyên cái tên Core Inside cho dòng chip này.
Các thế hệ Core i của Intel
Core i của Intel đã trải qua 11 thế hệ: Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Skylake, Kabylake, Coffelake, Coffee Lake Refresh, Ice Lake, Rocket Lake-S. Thế hệ sau có nhiều điểm cải tiến hơn, mạnh mẽ hơn so với thế hệ trước.
Hiện tại, các mã sản phẩm Core i thế hệ thứ 11 đang được sản xuất dựa trên vi kiến trúc Cypress Cove. Đây là thiết kế tương tự được sử dụng trên con chip 10nm Tiger Lake nhưng được sản xuất trên quy trình 14nm của công ty. Tuy nhiên nếu so sánh với đối thủ AMD, tiến trình sản xuất đã bước sang 7nm thì Intel dường như đang “dậm chân tại chỗ”.
Hiện nay, dòng chip Core i của Intel được chia thành 4 dòng nhỏ hơn là: Core i3, Core i5, Core i7, Core i9, đáp ứng nhu cầu khách hàng từ phân khúc phổ thông cho đến cao cấp.
So sánh các dòng chip Core i của Intel
So sánh các dòng chip Core i về số nhân
Với từng dòng Core i, Intel có sự phân biệt khá rõ về số nhân. Core i3 thường có khá ít nhân trong khi các mã CPU từ Core i5 trở đi lại có nhiều nhân hơn → Hiệu năng thay đổi, khả năng hoạt động đa nhiệm cũng được phân hóa rõ ràng.
Bảng so sánh số nhân (lõi) ở mỗi dòng Core i:
Dòng CPU | Core i3 | Core i5 | Core i7 | Core i9 |
Số nhân | 2- 4 | 2-6 | 2-8 | 10-18 |
Những CPU có nhiều nhân hơn thường được đánh giá cao hơn trong việc thực hiện các tác vụ phức tạp: làm thiết kế, ứng dụng, lập trình viên… Với nhu cầu làm việc văn phòng đơn giản, nếu đầu từ Core i7 hay Core i9 sẽ là sự lãng phí.
Sự khác nhau về bộ nhớ đệm
Bộ nhớ đệm Cache thực hiện chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời và giải phóng khi cần thiết. Dung lượng càng cao đồng nghĩa với khả năng lưu trữ càng lớn, việc xử lý càng nhanh hơn. Nếu so sánh các dòng chip Core i ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt về độ lớn của bộ nhớ Cache:
Dòng CPU | Core i3 | Core i5 | Core i7 | Core i9 |
Bộ nhớ đệm Cache | 2- 8MB | 6-12MB | 4-18MB | 16-20MB |
So sánh công nghệ trên các dòng Core i
Nhắc đến công nghệ độc quyền của Intel, bất cứ ai cũng sẽ biết đến Turbo Boost và Hyper Threading:
Turbo Boost
Turbo Boost (mở khóa hệ số nhân) là công nghệ chỉ được sử dụng trên các mã sản phẩm thuộc Core i5, Core i7, Core i9. Công nghệ này được sử dụng để gia tăng xung nhịp khi cần. Ưu điểm của những chiếc CPU có Turbo Boost:
- Tiêu thụ ít điện năng hơn khi hoạt động thường
- Có thể tăng tốc khi chạy các ứng dụng nặng
Lấy một ví dụ: Core i9 9900K của Intel có xung nhịp cơ bản ở ngưỡng 3.60GHz nhưng khi Turbo Boost có thể lên được ngưỡng 5.0GHz. Đó cũng là lý do tại sao loại CPU này lại được giới game thủ “săn lùng” nhiều đến như vậy.
Hyper Threading
Công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading cho phép mở rộng khả năng xử lí đa luồng, nhiều tiến trình cùng một lúc trên 1 nhân vật lí thông qua sự phân chia tài nguyên sử dụng. Với 2 lõi vật lý nhưng thực sự lại có đến 4 thuật toán được thực hiện ở cùng thời điểm.
Intel chỉ áp dụng công nghệ này của mình trên Core i3, Core i7 và Core i9. Việc tích hợp nó cho Core i3 cũng khá dễ hiểu vì Intel muốn củng cố sức mạnh cho dòng Core i3 này để nó có thể cạnh tranh tốt hơn với CPU giá rẻ đến từ AMD.
Lưu ý: Speedcom đã bỏ qua sự khác nhau về từng thế hệ Core i mà chỉ tập trung vào phân tích những nét đặc trưng nhất của Core i3, Core i5, Core i7, Core i9.
Mong rằng với bài viết so sánh các dòng chip Core i này có ích cho bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác.