Hiển thị 1–15 của 44 kết quả

Bo mạch chủ được ví như xương sống của PC, là nới giúp các linh kiện khác tạo được mối liên kết với nhau. Trong bài viết này, SPEEDCOM.VN sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn Mainboard phù hợp với máy tính của mình!

Main

I. Mainboard là gì? Giới thiệu về bo mạch chủ

Bo mạch chủ còn có nhiều tên gọi khác như: Mainboard/ Motherboard (Main/Mobo) là một bảng mạch in đóng vai trò liên kết các thiết bị thông qua các đầu cắm hoặc dây dẫn phù hợp. Nhờ vậy, linh kiện này được ví như xương sống của PC máy tính.

Chức năng chính của Mainboard: thực hiện liên kết tất cả các linh kiện và thiết bị ngoại vi thành một bộ máy thống nhất.

Main

Cấu tạo của Mainboard gồm 3 phần chính là: Đế cắm CPU, Chip cầu Bắc và chip cầu Nam, Khe cắm mở rộng:

  • Đế cắm CPU (Socket): bộ hận lắp cố định chip vào bo mạch chủ
  • Chip cầu Bắc và chip cầu Nam: chịu trách nhiệm chính khi điều phối hoạt động của CPU và các linh kiện khác
  • Khe cắm mở rộng: là nơi cắm Card đồ họa, Card rời

Bo mạch chủ

Hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ chạy chế độ Dual Channel với các dòng DDR2, DDR3, do đó RAM sử dụng không nhất thích phải cùng một hãng sản xuất. Đặc biệt, sự tích hợp cổng HDMI còn mang đến sự tiện lợi hơn cho người dùng.

II. Những lưu ý giúp bạn chọn được bo mạch chủ phù hợp

Một Mainboard được cho là phù hợp với máy tính khi phải đáp ứng tất cả các phương diện “ngân sách- nhu cầu- tương thích với CPU”.

Lựa chọn bo mạch chủ theo ngân sách

Ngân sách sẽ giúp bạn có thể “khoang vùng” được loại Main thực sự phù hợp với bạn.

→ Với loại Main giá rẻ (<2.000.000VNĐ): hoạt động khá ổn tuy độ bền không cao hoặc có khá ít cổng kết nối, gây hạn chế trong quá trình khách hàng muốn nâng cấp.

→ Loại Main có giá >3.000.000VNĐ: Những loại Mainboard tại mức giá này hoạt động khá ổn định, hỗ trợ khe cắm, cổng kết nối khá nhiều.

Bo mạch chủ

Hướng dẫn chọn theo nhu cầu sử dụng

Đối với những khách hàng sử dụng máy tính với những tác vụ đặc biệt như: thiết kế đồ họa, dựng video, chơi game….- quan tâm đến chất lượng hình ảnh, chuyển động thì số lượng khe cắm, cổng kết nối trên bo mạch chủ rất quan trọng. Nó cho phép bạn tích hợp hoặc nâng cấp PC của mình.

Bo mạch chủ

Trên thực tế, số lượng cổng kết nối, khe cắm lại phụ thuộc lớn vào kích thước bo mạch chủ. Có 3 loại kích thước phổ biến trên thị trường hiện nay:

  • ATX: Kích thước lớn nhất, có nhiều cổng kết nối và khe cắm.
  • Micro ATX: Kích thước <2.4'', ít khe cắm mở rộng hơn so với ATX.
  • Mini ITX: Kích thước nhỏ nhất, chỉ có 1 khe cắm card đồ họa và ít đầu nối.

Bo mạch chủ

Lời khuyên của SPEEDCOM: Nên lựa chọn Mainboard ATX hoặc Micro ATX. Cả hai loại main này đều tích hợp khe cắm mở rộng x16 và x1, đem đến sự tiện lợi cho người dùng khi kết nối cùng lúc nhiều thiết bị.

Điểm hạn chế của Mini ITX là có khá ít cổng kết nối, khe cắm. Chẳng hạn, loại Main này chỉ có 2 khe cắm RAM → gây hạn chế khi khách hàng muốn nâng cấp RAM.

Tương thích với CPU

Socket của Bo mạch chủ cần phải tương thích với CPU- Đây là điều kiện quan trọng nhất để khẳng định được dòng Main này có phù hợp với PC của bạn hay không. Thông thường, socket trên từng loại bo mạch sẽ chỉ hoạt động hiệu quả với dòng chip mà nó hỗ trợ.

CPU-AMD

Hiện nay các dòng CPU thế hệ thứ 10 của Intel được thiết kế chuẩn với chân cắm LGA1200 → Người dùng không thể mua bo mạch chủ có chipset Z390 hay B365.

Lưu ý: Hãy ưu tiên lựa chọn mainboard có hỗ trợ card wifi, cùng với các cổng kết nối tốc độ cao như USB 3.1 Gen 2, Thunderbolt 3 hỗ trợ công việc, nhu cầu giải trí.

⇒ Đây đầu là những lưu ý cơ bản nhất để bạn có thể lựa chọn được Mainboard phù hợp với ngân sách, nhu cầu sử dụng, tương thích với các bộ phận khác của CPU.

III. Gợi ý một số cách chọn Mainboard phù hợp với CPU

Dưới đây là một số gợi ý kết hợp Main và CPU dựa trên sự tương thích giữa Socket và CPU:

1. Socket 1156

Loại đế cắm này được thiết kế đặc biệt dành cho các CPU và chip mới của Intel. Trong đó phải kể đến: Intel Core i7 (800 Series), Core i5 (700. 600 series), Core i3 (500 series), Intel Xeon (X3400, L3400 series), Intel Pentium (G6000 series), Intel Celeron (G1000 series).

Các loại Main Socket 1156 phổ biến hiện nay phải kể đến: H55, P7P55.

LGA 1156

Main Socket 1156

2. Socket 1150

Đây là loại Socket hỗ trợ các dòng Core i3, i5, i7 thế hệ thứ 4 trở đi của Intel, hoặc CPU Pentium G3xxx, Celeron G1xx. Các dòng Main hỗ trợ socket 1150 hiện nay phải kể đến: H97, Z97, Z87, H87, Q87, B85, H81…

Socket 1150

Socket 1150

3. Socket 1151

Socket 1151 tương thích với các dòng CPU i3, i5, i7 thế hệ thứ 6 trở lên. Chẳng hạn: i3-6300, i3-8100, tới các CPU i7-9600,i9-9900. Hoặc CPU Celeron G39xx, Celeron G49xx, CPU Pentium thế hệ thứ 4 trở lên.

Hiện nay, các Main hỗ trợ socket 1151 hiện nay khá nhiều, trong đó có thể kể tới như H110, H170, H370, H370, B150, B360, B365,Z170, Z270, Z370, Z39.

Socket 1151

Socket 1151

Trên đây là một vài gợi ý về việc chọn Mainboard của SPEEDCOM. Đừng quên nhấp chuột để xem chi tiết từng sản phẩm bên trên!