RAM là bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong bất kì loại máy tính, laptop nào với chức năng lưu trữ thông tin trong thời gian ngắn. Trong bài viết này SPEEDCOM.VN sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về loại linh kiện máy tính này!

RAM- Bộ nhớ trong

1. RAM máy tính là gì? Thực hiện chức năng gì?

1.1. RAM máy tính là gì? Cấu tạo của RAM gồm gì?

RAM (viết tắt của Random Access Memory)- bộ nhớ thực hiện chức năng lưu trữ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Đây không chỉ là nơi lưu trữ thông tin mà còn là nơi để các phần mềm máy tính truy cập để lấy dữ liệu. Cấu tạo của RAM gồm: điện trở, tụ điện, transistor… có nhiệm vụ cung cấp nguồn ổn định cho RAM.

Mỗi RAM được tích hợp nhiều Chip nhớ ở 2 mặt. Các chân tiếp xúc giữa RAM với Main của thiết bị được mạ vàng giúp chống bị oxi hóa đồng thời tăng khả năng tiếp xúc.

RAM- Bộ nhớ trong

1.2. Ram thực hiện chức năng gì?

Lưu trữ dữ liệu tạm thời (chỉ khi máy hoạt động), đảm bảo máy tính hoạt động ổn định- Chức năng quan trọng của RAM. Một số công việc cần sử dụng đến RAM phải kể đến như:

  • Chạy chương trình: mở ứng dụng, lướt web, sửa bảng tính…
  • Đáp ứng thao tác: đáp ứng lệnh đưa vào, chuyển qua lại giữa các chương trình

Bất kể một thao tác gì bạn thực hiện trên máy tính đều cần có sự hỗ trợ của linh kiện này.

RAM- Bộ nhớ trong

1.3. Một số thông số quan trọng trong RAM

Việc nghiên cứu một số thông số quan trọng của RAM sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại RAM phù hợp với Main nhất có thể. 2 thông số quan trọng nhất trong RAM là: bus RAM và dung lượng RAM:

Bus RAM

Bus RAM được ví như “băng thông của các gói Internet mà nhà mạng cung cấp”, nói dễ hiểu hơn, đây chính là độ lớn của kênh truyền dữ liệu. Bus RAM có độ lớn càng rộng, tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. RAM hiện nay được chia thành 2 dòng là DDR RAM và SDRAM.

  • DDR RAM: có thể truyền được 2 đường dữ liệu trong cùng xung nhịp
  • SDRAM: truy cập ngẫu nhiên đồng bộ, ít phổ biến hơn so với DDR RAM

RAM- Bộ nhớ trong

Dung lượng RAM

Dung lượng RAM có ý nghĩa quyết định đến quá trình hoạt động, thời gian tương tác phản hồi của người sử dụng với ứng dụng. Bộ nhớ trong càng lớn, không gian lưu trữ nền gia tăng → Máy sẽ hoạt động mượt mà, ổn định, tránh giật, lag.

RAM- Bộ nhớ trong

⇒ RAM là bộ phận cực kì quan trọng trong máy tính. Máy tính càng có nhiều phần mềm thì cần có nhiều RAM để lưu trữ, xử lý thông tin hơn.

2. Có những loại Ram máy tính nào?

Như đã nói ở trên, chia theo Bus RAM thì hiện nay có 2 loại RAM chính là: RAM động đồng bộ SDRAM và DDR SDRAM:

2.1. RAM động đồng bộ SDRAM

Điểm đặc biệt của loại RAM này là được thiết kế tự động đồng bộ hóa với thời gian của CPU. Đồng nghĩa với việc bộ điều khiển bộ nhớ có thể nắm bắt được chính xác chu kỳ xung nhịp khi mà dữ liệu được yêu cầu sẵn sàng để sử dụng → CPU không mất thời gian chờ đợi giữa các chu kì.

RAM- Bộ nhớ trong

Tuy nhiên, sau khi thế hệ tiếp theo của SDR là DDR ra đời thì loại RAM này được sử dụng ít hơn do tốc độ truyền tải thấp hơn.

2.2. DDR RAM

DDR SDRAM có thể truyền tải 2 lần/chu kì bộ nhớ, nhờ đó tốc độ truyền tải dữ liệu tăng gấp đôi mà không làm tăng tần số xung nhịp. DDR SDRAM là thế hệ bộ nhớ DDR đầu tiên, sở hữu bộ đệm tìm nạp trước là 2 bit, tốc độ truyền tải nằm trong khoảng 266-400 MT/s.

DDR SDRAM

Ngoài thế hệ DDR SDRAM đầu tiên, dòng RAM này đã được cải tiến rất nhiều, tốc độ xung nhịp ngày càng cao:

DDR2 SDRAM

So với thế hệ đầu tiên, DDR2 SDRAM đã cải thiện được tín hiệu bus, Prefetch buffer nâng lên mức 4 bit → tốc độ bus cao gấp đôi tốc độ xung. Tuy cùng sở hữu tốc độ xung nhịp với DDR (133 ~ 200 MHz) nhưng tốc độ truyền lại đạt 533 ~ 800MT/s.

DDR2 SDRAM

DDR3 SDRAM

Thế hệ thứ 3 có rất nhiều điểm cải tiến so với thế hệ 1 và thế hệ DDR SDRAM thứ 2, như:

  • Giảm 40% điện năng tiêu thụ so với các mô-đun DDR2
  • Tốc độ truyền cao 800-1600MT/s
  • Prefetch buffer 8 bit (DDR2 là 4 bit, DDR là 2 bit)

DDR3 SDRAM

Ngoài những điểm kể trên, DDR3 được bổ sung thêm 2 tính năng giúp bộ nhớ có khả năng kiểm soát tốc độ làm mới theo sự thay đổi của nhiệt độ là ASR và SRT.

DDR4 SDRAM

DDR4 có thể xử lý 4 dữ liệu trong một chu kỳ xung nhịp, hiệu quả mang lại tốt hơn hẳn so với DDR3. Tốc độ truyền của DDR4 khoảng 2133-3200MT/s. Bên cạnh đó, thế hệ thứ 4 cũng được bổ sung thêm một số chức năng hữu ích như: DBI, CRC, CA parity… giúp tăng cường tính toàn vẹn của tín hiệu.

DDR4 RAM

Trên đây là những thông tin cơ bản về RAM- linh kiện quan trọng trong máy tính. Đừng quên click vào từng bài viết bên dưới để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm

Showing 1–15 of 54 results