Tiếp tục “series” về linh kiện máy tính, trong bài viết này, hãy cùng SPEEDCOM.VN tìm hiểu thêm về Cooling- Bộ phận tản nhiệt. Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây.

Cooling- Tản nhiệt

I. Cooling- Tản nhiệt máy tính là gì?

Giới thiệu về Cooling- Bộ phận tản nhiệt trong máy tính

Cooling- Tản nhiệt là một thiết bị quan trọng giúp giảm lượng nhiệt được sinh ra từ các bộ phận của máy tính trong quá trình hoạt động. Trong số những bộ phận của máy, CPU và VGA là những phần sinh ra lượng nhiệt lớn nhất.

Chức năng của quạt tản nhiệt: Giảm lượng nhiệt sinh ra, hấp thụ chúng sau đó phân tán vào môi trường, từ đó giảm được nhiệt độ chung của máy tính. Việc giảm nhiệt độ kịp thời sẽ giúp đảm bảo hiệu năng, đảm bảo tuổi thọ của máy tính.

Cooling- Tản nhiệt

2 loại quạt tản nhiệt phổ biến nhất hiện nay

Tản nhiệt máy tính hiện được phân thành 2 loại: Tản nhiệt nước và tản nhiệt khí.

Tản nhiệt nước

Đối với tản nhiệt nước, bộ phận quan trọng nhất chính là Water Block. Đây là phần quan trọng nhất của cả hệ thống, nó chịu trách nhiệm chuyển nhiệt lượng tỏa ra từ CPU/GPU vào nước. Quy trình chuyển hóa nhiệt: Nhiệt lượng → Truyền và chất lỏng → Giải phóng ra môi trường bên ngoài.

Cooling- Tản nhiệt

Có 2 loại tản nhiệt nước phổ biến hiện nay: tản nhiệt nước AIO và Custom:

  • Tản nhiệt nước AIO: Hiệu quả tản nhiệt cực tốt với thiết kế gồm Block, máy bơm Pump, ống Tube, két nước Radiator
  • Tản nhiệt Custom: Loại tản nhiệt này phổ biến hơn so với AIO nhờ độ linh hoạt với mục đích giải nhiệt triệt để. Đặc biệt, nó phù hợp với những dòng PC hoạt động với tần suất cao như render ảnh, phim, mô hình 3D…

Cooling- Tản nhiệt

Tản nhiệt nước AIO

Tản nhiệt Custom

Tản nhiệt Custom

Tản nhiệt khí

Tản nhiệt khí sử dụng quạt để đưa nhiệt nóng từ trong máy ra bên ngoài. Để thực hiện được công việc này, tản nhiệt khí cần có các đường ống dẫn truyền nhiệt bằng đồng và các lá tản nhiệt bằng nhôm để hấp thụ đồng thời khuếch tán nhiệt.

Tản nhiệt khí

Tản nhiệt khí được chia thành 2 dòng chính là: Tản nhiệt Stock và Tản nhiệt khí:

  • Tản nhiệt Stock: loại Cooling được kèm theo khi mua CPU và thường là loại phổ thông (dòng CPU cao cấp thường không có vì Cooling Stock khó có thể đáp ứng được hiệu suất làm mát)
  • Tản nhiệt khí: thiết kế chất lượng hơn so với Stock vì đây là dòng Cooling được làm riêng để tản nhiệt. → Hiệu suất cao hơn. Giá thành không quá cao.

Tản nhiệt Stock

Tản nhiệt Stock

Tản nhiệt khí

Tản nhiệt khí

Vậy giữa 2 loại tản nhiệt trên nên chọn loại nào cho PC máy tính của bạn? Phần sau của bài viết này, bạn sẽ tìm thấy đáp án!

II. Nên sử dụng loại tản nhiệt nào cho máy tính?

Mỗi loại tản nhiệt kể trên đều có những ưu nhược điểm nhất định, cùng phân tích rõ hơn để tìm ra loại Cooling phù hợp với máy tính của bạn.

Có nên mua tản nhiệt khí hay không?

Cooling khí đang được khá nhiều người lựa chọn vì sở hữu nhiều ưu điểm như: Giá thành rẻ (dưới 1 triệu đồng), dễ dàng lắp đặt, vệ sinh, bảo dưỡng, dễ dàng sửa chữa khi gặp sự cố. Thậm chí, việc tháo lắp, thay thế, vệ sinh quạt giảm nhiệt, bạn cũng có thể tự tiến hành.

Tuy nhiên, khi sử dụng loại Cooling này, bạn cũng sẽ gặp phải một số vấn đề như: tiếng ồn lớn, hiệu quả làm mát không cao, dễ gây ra bụi…

Tản nhiệt khí

Tuy nhiên, với nhu cầu học tập, giải trí, làm việc thông thường, những chiếc Cooling dạng khí vẫn có thể đáp ứng tốt được yêu cầu giảm bớt nhiệt lượng bên trong máy tính.

Nên lựa chọn tản nhiệt nước?

Ưu điểm của loại tản nhiệt hơi nước là có hiệu suất làm việc cao, nhiệt độ giảm nhanh. Bên cạnh đó, loại Cooling này còn có một số điểm cộng khác như: thiết kế bắt mắt, không gây ồn, không cần bảo dưỡng nhiều. Do đó với những loại PC cần hoạt động với hiệu suất cao 24/24, đây chính là giải pháp làm mát tuyệt vời.

Nhược điểm của loại Cooling này phải kể đến như: Giá thành cao, sửa chữa, lắp đặt phức tạp, khó khăn khi bảo dưỡng… → Chỉ nên mua khi bạn có đủ khả năng tài chính.

Tản-nhiệt-nước

# Lời kết

Việc lựa chọn loại quạt tản khí nào phụ thuộc chủ yếu vào mục đích sử dụng máy tính của bạn. Với máy tính học tập, giải trí, chơi game thông thường, quạt tản khí là đủ. Nhưng nếu cần thực hiện những tác vụ đòi hỏi công suất, hiệu suất cao như đồ họa, chơi game chuyên nghiệp, dựng phim…, nên chọn Cooling dạng nước.

Đừng quên nhấn vào xem chi tiết từng sản phẩm bên trên nhé!

Showing all 6 results