CPU Intel Kabylake

So sánh hiệu năng giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T Để lại bình luận

Quý 2 năm 2018, Intel giới thiệu ra thị trường cặp CPU Core i3 thế hệ thứ 8 là 8300 và 8300T. Hiệu năng của chúng ra sao? Có thể thực hiện tốt những tác vụ nào? Tham khảo ngay bài viết so sánh hiệu năng giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T dưới đây để biết đáp án!

Core i3 gen 8

So sánh thông số kỹ thuật giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Điểm chung giữa Core i3 8300 và Core i3 8300T

Trên thực tế, Core i3 8300T chỉ là một mã sản phẩm tiết kiệm điện hơn của Core i3 8300 nên trừ xung nhịp và TDP, chúng có khá nhiều nét tương đồng:

→ Có 4 nhân, 4 luồng: Cả 2 loại CPU này đều không được trang bị công nghệ siêu phân luồng của Intel.

→ Được sản xuất trên tiến trình 14nm: Tiến trình này đã được Intel đưa vào trong quá trình sản xuất các con chip của mình từ thế hệ thứ 6 trở đi. So với tiến trình 22nm thì 14nm tiết kiệm năng lượng hơn cả.

→ Hỗ trợ RAM: Dung lượng tối đa 64GB, kênh đôi, loại RAM DDR4 bus 2400, băng thông tối đa 37.5 GB/s. Có hỗ trợ bộ nhớ ECC.

→ Đồ họa tích hợp: Đồ họa Intel UHD 630

Core i3 8300

Mức giá bán ban đầu của Intel cho cả 2 loại CPU này là $138.

Điểm khác nhau giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Như đã nói ở trên, điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 mã CPU này chính là mức xung nhịp và khả năng tiết kiệm năng lượng:

Core i3 8300 có mức xung nhịp cơ bản là 3.70GHz, TDP là 62W, trong khi 2 chỉ số này của Core i3 8300T là 3.20GHz và 35W. Theo Intel, trong trường hợp chỉ sử dụng Core i3 8300T ở mức xung nhịp thấp, khoảng 2.50GHz thì TDP của nó chỉ đạt khoảng 25W.

Rõ ràng, Core i3 8300T có thể tiết kiệm được khoảng 43-59% lượng điện tiêu thụ.

Core i3 8300

⇒ So sánh thông số kỹ thuật của Core i3 8300 và Core i3 8300T:

Core i3 8300Core i3 8300T
Số nhân/số luồng4/44/4
Xung nhịp cơ bản3.70GHz3.20GHz
TDP62W35W
Đồ họa tích hợpIntel UHD 630Intel UHD 630

Với mức xung nhịp ở ngưỡng trung bình – 3.20GHz, khả năng tiết kiệm điện năng cao, Core i3 8300T thường được lắp đặt trong các case máy tính đồng bộ văn phòng chỉ thực hiện những tác vụ đơn giản.

Trong phần sau của bài viết này, hãy cùng so sánh hiệu năng của 2 mã CPU này nhé!

Đánh giá hiệu năng giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Bài viết này, Speedcom chỉ thực hiện một số bài kiểm tra Benchmark để so sánh hiệu năng làm việc của Core i3 8300 và Core i3 8300T vì với mức xung nhịp cao hơn, hiệu năng chơi game của Core i3 8300 sẽ tốt hơn hẳn.

Bài kiểm tra Cinebench R15 và Cinebench 11.5

Cinebench là bài kiểm tra được sử dụng để đánh giá hiệu suất tính toán của CPU trong tác vụ khôi phục cảnh 3D. Kết xuất hình ảnh càng nhanh, điểm dành cho CPU cũng càng cao. Speedcom sẽ sử dụng cả Cinebench R11.5 và phiên bản nâng cấp Cinebench R15. Kết quả thu được như sau:

Core i3 8300 vs Core i3 8300T

 

Tại Cinebench R15, về hiệu năng đơn nhân hay đa nhân, Core i3 8300 đều cao hơn Core i3 8300T tuy nhiên mức chênh lệch cũng không quá nhiều.

 

Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Sang đến Cinebench R11.5, sự chênh lệch hiệu năng làm việc giữa Core i3 8300 vs Core i3 8300T càng rõ ràng hơn khi khoảng cách là 13% và 14%.

Geekbench 5 và Geekbench 3

Với Geekbench 5, chưa thể đo lường được hiệu suất làm việc của Core i3 8300T nên khó có thể đưa ra kết luận 2 mã CPU này chênh lệch bao nhiêu.

Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Tuy nhiên, với Geekbench 3 – một nền tảng điểm chuẩn hoàn chỉnh với một số loại kiểm tra, bao gồm nén dữ liệu, hình ảnh, mã hóa AES, mã hóa SQL, HTML, kết xuất tệp PDF, tính toán ma trận, Fast Fourier Transform, mô phỏng đối tượng 3D… thì ta có thể thấy rõ được sự chênh lệch:

Core i3 8300 vs Core i3 8300T

Về cả hiệu năng đơn nhân và đa nhân, Core i3 8300T đều thấp hơn so với Core i3 8300 khoảng 14%.

Mức xung nhịp thay đổi khiến hiệu năng hoạt động của Core i3 8300 và Core i3 8300T có sự chênh lệch khá lớn!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết khác trên Website của speedcom.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *