Nhắc đến những thiết bị dùng để lưu trữ dữ liệu ngoài, không thể không kể đến HDD và SSD. Trên thực tế, bộ nhớ ngoài của máy tính gồm nhiều thiết bị hơn thế. Trong bài viết này, SPEEDCOM.VN sẽ giới thiệu đến bạn những thiết bị dùng ngoài được ưa chuộng nhất cũng như cách phân biệt được HDD và SSD.
MỤC LỤC
Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm gì?
Vài nét về bộ nhớ ngoài máy tính
Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm những thiết bị dùng ngoài được sử dụng để mở rộng dung lượng bộ nhớ cho máy tính. Vì được sử dụng với mục đích lưu trữ file, tệp nên tốc độ đọc, ghi chương trình của những thiết bị này không phải là điều quan trọng nhất → Chi phí cho mỗi Gigabyte của bộ nhớ ngoài máy tính thường khá thấp so với bộ nhớ trong.
Bộ nhớ ngoài của máy tính gồm nhiều thiết bị như: USB, đĩa CD/DVD, đĩa cứng HDD, ổ cứng USB, ổ cứng thể rắn SSD… Trong số đó có một số thiết bị dùng ngoài đã bị “xóa sổ” vì tính kém tiện lợi, dung lượng nhỏ.
Đĩa mềm không còn được sử dụng
Đĩa CD bị thay thế bởi USB
Giới thiệu những thiết bị lưu trữ ngoài được ưa chuộng nhất
Dưới đây là một vài thiết bị lưu trữ ngoài được sử nhiều nhất:
USB- Thiết bị lưu trữ tiện lợi
USB là thiết bị lưu trữ nhỏ gọn, tiện lợi đang được nhiều người sử dụng, nhất là với những ai cần sao lưu dữ liệu và chia sẻ cho nhiều máy tính khác. Bất cứ máy tính nào có ổ cắm USB cũng có thể sử dụng thiết bị lưu trữ ngoài này.
Với dung lượng lưu trữ lớn hơn, tiện lợi hơn, dễ mang theo bên người hơn, ổ cứng USB đã thay thế được CD/DVD.
Ổ đĩa cứng HDD
Ổ đĩa cứng (hay đĩa cứng) là thiết bị được sử dụng mặt đĩa trong phủ vật liệu từ tính để lưu trữ dữ liệu. Khi nguồn điện bị ngắt, dữ liệu trong ổ cứng HDD cũng không bị mất đi. Ưu điểm của ổ cứng HDD là: có dung lượng khá lớn 1- 4TB. Chỉ cần bỏ ra một số tiền không quá lớn bạn đã có thể sở hữu 1 chiếc ổ cứng lưu trữ được một lượng dữ liệu “khủng”.
Ổ cứng thể rắn SSD
Tốc độ đọc ghi ấn tượng, độ bền cao, hoạt động ổn định, ổ cứng thể rắn SSD đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhược điểm của ổ cứng thể rắn SSD là dung lượng thấp (tối đa 521GB), mức giá trên mỗi Gigabyte cao hơn hẳn HDD.
Ổ cứng Kingston
Ngoài 3 loại trên, hiện nay còn có ổ cứng USB tuy là loại ổ cứng khá phổ biến nhưng nó được sử dụng nhiều hơn với laptop.
Ổ cứng SSD và HDD khác nhau như thế nào?
Với những ai muốn build máy tính sử dụng cho một số mục đích như: chơi game, làm tác vụ đồ họa, video… việc nên mua SSD hay HDD là một vấn đề quan trọng. Bài toán đặt ra là: Làm sao lựa chọn được loại ổ cứng đủ dùng, hoạt động ổn định với mức giá hợp lý?
Dưới đây là một vài sự giống và khác giữa 2 loại ổ cứng này:
HDD | SSD | |
Dung lượng | Cao vài TB | Thấp <521GB |
Đặc điểm | Có đĩa cứng | Gồm Chip Flash |
Tốc độ đọc/ghi | Ở mức 200MB/s | 500 MB/s |
Kích cỡ | 2.5 inch và 3.5 inch | Nhiều kích cỡ khác nhau |
Độ bền | Thấp | Cao |
Độ ồn | Khá rung, xuất hiện tiếng ồn | Hoạt động mượt, không tạp âm |
Sự phân mảnh dữ liệu | Dữ liệu lớn dễ lưu, dữ liệu nhỏ dễ phân mảnh, mất thời gian | Không xuất hiện |
Tiêu tốn điện | Tốn nhiều điện năng | Tốn ít điện năng |
Với những phân tích kể trên, khi nào bạn nên lựa chọn HDD và SSD?
→ Có nên mua ổ cứng HDD?
Do mức giá rẻ hơn, nên trong trường hợp bạn cần lưu trữ lượng lớn file, tệp, video, phim ảnh… nên lựa chọn ổ cứng HDD. Ngoài ra, nếu bạn là người dùng phổ thông, không sử dụng các ứng dụng nặng trong máy tính thì nhược điểm đọc ghi chậm của ổ HDD cũng không phải vấn đề!
→ Nên mua SSD trong trường hợp nào?
Ổ cứng thể rắn SSD lại phù hợp với những ai cần tốc độ xử lý dữ liệu, công việc cao trong lĩnh vực đồ họa, chơi game… hoặc những ai muốn sở hữu chiếc ổ cứng chất lượng.
Tuy nhiên vì nhược điểm mức giá cao, dung lượng thấp nên bạn bạn cần phải cân nhắc nếu muốn sử dụng SSD để lưu dữ liệu. Để tiết kiệm, bạn có thể sử dụng SSD để chạy chương trình, HDD để lưu trữ dữ liệu.
Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn có thể biết rằng bộ nhớ ngoài của máy tính gồm những gì? Chức năng của chúng là gì? Cũng như phân biệt được SSD và HDD.