Intel và AMD được biết đến như 2 nhà sản xuất CPU lớn nhất thế giới hiện nay. Nhắc đến các dòng sản phẩm nổi bật nhất của 2 “ông lớn” này không thể không kể đến dòng Core i và Ryzen. Các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen đã thay đổi như thế nào trong suốt thời gian qua?
→ Tham khảo ngay bài viết dưới đây của speedcom.vn để biết đáp án!
MỤC LỤC
Một vài nét về thương hiệu Intel và AMD
Về tập đoàn Intel
Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào ngày 18/7/1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara (California, USA).
Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel Corporation là công ty sản xuất thiết bị chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và là nhà phát minh ra chuỗi vi mạch xử lý thế hệ x86 mà bộ xử lý tìm thấy ở các máy tính cá nhân.
Thương hiệu AMD
AMD (Advanced Micro Devices) là một công ty đa quốc gia chuyên ngành bán dẫn, có trụ sở tại Santa Clara, California, Mỹ. AMD chuyên phát triển vi xử lý và các công nghệ liên quan cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Các sản phẩm chính của AMD phải kể đến: Vi xử lý cho máy tính để bàn/laptop, Chipset cho bo mạch chủ, Vi xử lý dạng nhúng (embedded), Nhân đồ họa (GPU).
Vậy các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen đã thay đổi như thế nào trong suốt thời gian qua? Phần sau của bài viết sẽ cho bạn đáp án!
Các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen
Các thế hệ Chip Intel Core i
Tính đến cuối năm 2020, Intel đã cho ra mắt 10 thế hệ Core i, thế hệ thứ 11 sẽ được ra mắt vào năm 2021. Các thế hệ CPU Intel Core i bao gồm:
Thế hệ thứ nhất: Nehalem
Là thế hệ được thiết kế thay kiến trúc Core 2 cũ và được sản xuất trên quy trình 35nm. Với thế hệ thứ nhất của Core i, Intel đã ứng dụng công nghệ Turbo Boost và Hyper Threading trên cùng một con chip giúp tăng hiệu năng đáng kể so với các thế hệ chip xử lý trước.
Thế hệ thứ 2: Sandy Bridge
Đây là phiên bản kế nghiệm của kiến trúc Nehalem, được sản xuất trên tiến trình 32nm. Điểm cải tiến của Sandy Bridge là có GPU cũng được sản xuất trên quy trình 32nm và cùng nằm trên một đế. Tính năng Turbo Boost cũng được nâng cấp với phiên bản 2.0.
Thế hệ thứ 3: Intel Ivy Brigdge
Ivy Bridge được sản xuất trên quy trình 22nm và sử dụng công nghệ bán dẫn 3D Tri-Gate giúp giảm tiện tích đế, răng số lượng bóng bán dẫn. Ngoài ra, Ivy Bridge còn được tích hợp GPU HD 4000 hỗ trợ DirectX 11.
Thế hệ thứ 4: Haswell
Thế hệ thứ 4, Haswell đánh dấu sự thay đổi của Core i3 về thiết kế mỏng hơn, tiết kiệm điện năng hơn, quản lý nhiệt tốt hơn.
Thế hệ thứ 5: Broadwell
Các bóng bán dẫn của Broadwell được thu nhỏ hơn so với Haswell và có kích thước chỉ khoảng 14nm, bằng 1/2 Haswell, bằng 1/5 Nehalem.
Thế hệ thứ 6: Skylake
Skylake là vi xử lý chạy trên tiến trình 14nm có hỗ trợ bộ nhớ RAM DDR4, sử dụng Socket 1151. Đặc biệt, Intel cũng hỗ trợ DDR3L trong bộ điều khiển bộ nhớ mới tích hợp trong CPU Skylake. Skylake không tương thích với hệ điều hành Windows 8.1 trở xuống.
Thế hệ thứ 7: Kabylake
Kabylake vẫn được sản xuất trên công nghệ 14nm của Intel nhưng đã được cải tiến đáng kể về hiệu năng xử lý đồ họa và tiết kiệm điện năng.
Thế hệ thứ 8: Coffee Lake
Dòng Coffee Lake vẫn được sản xuất dựa trên tiến trình trình 14nm. Tất cả các dòng CPU thuộc thế hệ thứ 8 đều được nâng cấp đáng kể so với các thế hệ Chip Intel trước đây.
Thế hệ thứ 9: Coffee Lake Refresh
Sang đến thế hệ CPU Intel Core i thứ 9, Intel có nâng cấp thêm khả năng ỗ trợ trình phát trực tuyến khi chơi game.
Thế hệ thứ 10: Ice Lake và Comet Lake
Với thế hệ thứ 10, Intel cung cấp 2 mã CPU là Ice Lake và Comet Lake. Ice Lake được sản xuất dựa trên tiến trình 10nm với ưu điểm tiết kiệm năng lượng, hiệu quả làm mát tốt, dành cho các dòng Laptop.
Sự thay đổi các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu kỹ hơn nào!
Sự thay đổi của CPU AMD Ryzen
Tính đến 2020, AMD đã giới thiệu ra thị trường 5 thế hệ CPU Ryzen:
Thế hệ thứ nhất: Summit Ridge
Thế hệ đầu tiên của AMD Ryzen được sản xuất dựa trên cấu trúc Zen, Socket AM4, RAM hỗ trợ DDR4-2666 kênh đôi, mở khóa hệ số nhân và cho phép ép xung trên tất cả các mã.
Với APU (đơn vị xử lý tăng tốc gồm cả chip CPU và GPU) có một số điểm khác biệt như: hỗ trợ Precision Boost 2, 16 lane PCIe ngoài, các nhân đồ họa tích hợp Vega 8, Vega 11.
Ryzen 3 1200
Thế hệ thứ 2: Pinnacle Ridge
Được sản xuất trên tiến trình 12nm, kiến trúc Zen+, hỗ trợ Precision Boost 2. Đối với dòng APU, IPC cải thiện 3%, vật liệu dẫn nhiệt mới bên dưới IHS.
Thế hệ thứ 3: Matisse
Bổ sung thêm dòng Ryzen 9, cạnh tranh trực tiếp với Core i9 của Intel. Bổ sung thêm Chipset X570. Có 2 die chứa nhân 7nm, kết hợp 1 die I/O 12nm. IPC được cải thiện 15% so với thế hệ 2. Số nhân tối đa đạt 16.
Ryzen 9 3900X
Thế hệ thứ 4: Renoir
Được sản xuất trên nền tảng kiến trúc gen 2. Tại thế hệ thứ 4 có sự xuất hiện của APU Ryzen 7. Thế hệ thứ 4, AMD không sản xuất CPU thường, thay vào đó là sự cải tiến APU.
Thế hệ thứ 5: Vemeer
Các sản phẩm thuộc thế hệ thứ 5 của CPU AMD Ryzen được sản xuất dựa trên kiến trúc Zen 3 hoàn toàn mới. IPC tăng 19% so với Zen 2. Xung boost gần chạm ngưỡng 5.0 GHZ.
Ryzen 5 5600X
⇒ Tổng kết lại: Các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen đều có sự thay đổi lớn theo thời gian. Trước đây, Ryzen của AMD không được đánh giá cao, tuy nhiên khoảng cách này đang dần được kéo gần nhờ những điểm cải tiến đáng kinh ngạc của AMD trong thời gian gần đây!
Mong rằng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thế hệ CPU Intel Core i và AMD Ryzen. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!