Intel UHD Graphics 630

Các dòng chip Intel cho PC: Celeron, Pentium, Core i Để lại bình luận

Nhắc đến các dòng chip Intel cho PC, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến Celeron, Pentium và Core i. Hãy cùng speedcom.vn tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của từng dòng CPU thông qua bài viết dưới đây nhé!

Các dòng chip Intel cho PC

So sánh các dòng chip Intel cho PC

Một vài điểm nổi bật của Pentium

Pentium là dòng CPU được Intel giới thiệu ra thị trường vào năm 2020. Đây là dòng CPU tầm trung, có hiệu năng cơ bản, mức giá khá rẻ, dùng riêng cho những chiếc máy tính bàn tầm thấp, làm công việc văn phòng đơn giản.

Pentium Gold G6400

Điểm chung của CPU thuộc dòng Pentium:

  • Số nhân tương đối ít: khoảng 2-4 nhân
  • Xung nhịp không quá cao: 1.1GHz-3.5GHz

Tính đến cuối năm 2020, dòng Pentium đã phát triển đến đời thứ 5: Pentium → Pentium I → Pentium II → Pentium III → Pentium 4. Bộ xử lý  Pentium 4 Extreme Edition hiện đang là dòng hiện đại nhất của Intel Pentium. Dòng sản CPU này được sản xuất trên công nghệ 130nm, bộ nhớ đệm L2/L3 lần lượt là 512 KB và 2 MB. Bus hệ thống lên tới 800 MHz.

Pentium Gold G6400

Pentium Gold G6400

Dòng Pentium thường không được tích hợp các công nghệ hiện đại của Intel vì mục đích giảm giá thành sản phẩm. Nhưng bù lại nó lại có khả năng tương thích với nhiều Mainboard đến từ nhiều hãng khác nhau.

Dòng CPU Celeron

Đây là bộ xử lý cấp cơ bản của Intel cho các công việc tính toán, công việc văn phòng. Celeron được xem như “bản rút gọn” của Pentium vì đã được Intel cắt giảm nhiều thứ như: số bóng bán dẫn trong chip Celeron ít hơn, bộ nhớ Cache nhỏ hơn.

Intel Celeron

Theo kết quả từ nhiềm cuộc thử nghiệm so sánh sức mạnh của Celeron với Pentium:

→ Ở những tác vụ thông thường: Celeron và Pentium có sức mạnh gần tương đương nhau.

→ Khi chạy các ứng dụng mạnh (làm đồ họa, chơi game, dựng video): Pentium nhanh hơn Celeronkhoảng 1.5-2 lần.

Hiện năng, Celeron đã được nâng cấp lên thế hệ Haswell, đây là dòng tiết kiệm điện năng ULV, TDP 15W.

CPU Intel Celeron G5900

Vì giá thành khá rẻ, chỉ đáp ứng đủ được những công việc đơn giản nên chúng ta có thể bắt gặp Celeron trong bộ máy tính văn phòng hay các máy tính có giá bình dân.

Các thế hệ Core i

Core i chính là một trong chính dòng CPU nổi bật nhất của Intel. Các mã sản phẩm Core i đã được Intel phát triển từ những năm 2009.

Tính đến cuối năm 2020, Core i dành cho PC đã trải qua 10 thế hệ: Nehalem, Sandy Bridge, Ivy Bridge, Haswell, Broadwell, Skylake, Kabylake, Coffelake, Coffee Lake Refresh, Ice Lake. Dự tính đến giữa năm 2021, Intel sẽ tung ra thị trường dòng Core i thế hệ thứ 11.

Core i3 thế hệ thứ 10

Với từng thế hệ, ta có thể thấy được sự thay đổi về tiến trình sản xuất của từng dòng CPU: 32nm (Nehalem và Sandy Bridge) → 22nm (Ivy Bridge và Haswell) → 14nm (từ Broadwell) trở đi. Dự kiến với thế hệ Core i thứ 11, Intel sẽ áp dụng tiến trình 10nm của mình cho các mã sản phẩm mới.

CPU Core i9 9900K

Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 là 4 dòng sản phẩm chính của Core i. Hiệu năng của các dòng Core i được đánh giá khá cao nhất là khả năng ép xung, chơi game tốt.

Bạn biết gì về công nghệ trên các dòng chip Intel cho PC?

Nhắc đến CPU của Intel, bất cứ ai cũng biết đến 2 công nghệ độc quyền được Intel trang bị trên sản phẩm của mình là: Turbo Boost (ép xung) và Hyper Threading Technology (siêu phân luồng).

Turbo Boost trên các dòng chip Intel cho PC

Turbo Boost chỉ được trang bị trên bộ vi xử lý Core i5 trở đi. Công nghệ này cho phép các mã CPU thuộc dòng Core i có thể tạm thời tự ép xung. Nó giúp cho một vài nhân cần xử lý nặng hơn tự tăng xung nhịp của mình giúp tăng hiệu quả sử dụng điện năng và hiệu năng xử lý cho sản phẩm.

Hiện nay, Hiện nay tốc độ tối đa Turbo Boost đạt được: 5.0 GHz, 5.1 GHz,… trên các bộ xử lý Intel Core i5, i7, i9 thế hệ mới nhất.

Core i9 10900K

Core i9 10900K xung nhịp khi mở khóa có thể đạt 5.3GHz

Hyper Threading Technology

Hyper Threading Technology là công nghệ siêu phân luồng. Công nghệ này giúp các nhân xử lý có thể giả lập thêm một nhân nữa để xử lý công việc. Tính năng này giúp CPU có thể xử lý nhiều luống dữ liệu hơn số nhân thực có sẵn.

Có thể hiểu đơn giản hơn: Khi một con đường dữ liệu dễ bị kẹt và chậm, dùng công nghệ này phân luồng ra 2 đường cho dữ liệu chạy → giúp xử lý dữ liệu nhanh hơn.

CPU Core i3 10100

Core i3 thế hệ 10 bắt đầu được trang bị lại công nghệ siêu phân luồng

Với những các dòng chip Intel cho PC thế hệ mới đều được trang bị công nghệ siêu phân luồng này.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Đừng quên thường xuyên theo dõi Webisite của Speedcom để cập nhật thêm nhiều tin tức về máy tính, công nghệ mới nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *