Đa phần, các PC hiện nay đều được lắp thêm ổ đĩa cứng. Đây là một cách giúp nâng cấp bộ nhớ máy tính. Vậy đĩa cứng là bộ nhớ trong hay ngoài? Có những loại ổ đĩa cứng nào? Nên lựa chọn ra sao? Bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN sẽ cho bạn đáp án!
MỤC LỤC
Đĩa cứng là bộ nhớ trong hay ngoài?
Bạn biết gì về đĩa cứng?
Chức năng của ổ đĩa cứng
Đĩa cứng hay còn được gọi là ổ đĩa cứng. Đây là thiết bị dùng để lưu dữ liệu trên bề mặt tấm đĩa tròn phủ vật liệu từ tính. Ổ đĩa cứng có nhiều chức năng khác nhau như:
- Lưu trữ dữ liệu trong suốt quá trình sử dụng: các thao tác, truy xuất dữ liệu…
- Lưu trữ phần mềm, dữ liệu: file excel, office, thiết kế hình ảnh, bản vẽ, phần mềm, game…
Ổ đĩa cứng sẽ thực hiện thao tác ghi đọc dữ liệu để lưu dữ liệu cũng như xuất dữ liệu. Khi nguồn điện bị ngắt, dữ liệu trong ổ đĩa cứng cũng không mất đi. Hiện nay, chức năng của ổ cứng không chỉ dừng lại ở việc lưu trữ dữ liệu gắn cho máy tính, server, laptop mà còn được sử dụng để lưu trữ thông tin cho camera giám sát, các thiết bị lưu trữ mạng…
Cấu tạo của ổ đĩa cứng
Ổ đĩa cứng gồm 4 thành phần cơ bản: cụm đĩa, cụm đầu đọc, cụm mạch điện, vỏ đĩa cứng.
→ Cụm đĩa: bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay, động cơ. Đĩa từ được làm từ nhôm hoặc từ thủy tinh, mỗi đĩa từ có thể sử dụng 2 mặt.
→ Cụm đầu đọc: đầu đọc, ghi dữ liệu trong đĩa cứng có công dụng đọc dữ liệu dưới dạng từ hóa trên bề mặt đĩa ghi dữ liệu.
→ Cụm mạch điện: gồm mạch điều khiển, mạch xử lý dữ liệu, bộ nhớ đệm, đầu cắm nguồn, đầu kết nối giao tiếp.
→ Vỏ đĩa cứng: giúp định vị các linh kiện, đảm bảo độ kín khít…
Đĩa cứng là bộ nhớ trong hay ngoài?
Vì được gắn trực tiếp vào thùng máy tính nên việc đĩa cứng là bộ nhớ trong hay ngoài đã gây ra nhiều tranh cãi. Trên thực tế đĩa cứng là bộ nhớ ngoài, là thiết bị dùng ngoài. Đĩa cứng chứa rất nhiều đặc điểm của bộ nhớ ngoài như: là thiết bị rời, có thể tháo và sử dụng cho máy tính khác, dữ liệu không mất đi sau khi ngắt nguồn điện…
Đĩa cứng thực chất chỉ là một loại bộ nhớ ngoài giúp mở rộng dung lượng bộ nhớ cho máy tính, máy tính chơi game, máy tính làm đồ họa…
Hướng dẫn bạn cách lắp ổ đĩa cứng vào máy tính
Dưới đây là các bước lắp ổ đĩa cứng cho máy tính trong trường hợp bạn có nhu cầu thay mới hoặc nâng cấp chúng:
Bước 1: Rút nguồn ra khỏi máy
Đầu tiên, hãy tắt máy, rút nguồn và tháo vỏ máy tính. Để tránh hiện tượng tĩnh điện, bạn có thể mua thêm một dây tiếp đất rồi quấn quanh cổ tay của bạn.
Bước 2: Chuẩn bị ổ cứng và lắp đặt
Ổ cứng phải đảm bảo yếu tố tương thích với PC của bạn. Bạn ấn ổ cứng vào một vị trí trống ở giá lắp bên trong máy tính (giá lắp có dạng khay trượt).
Bước 3: Cắm cáp SATA
Bạn cần tìm được cáp đánh dấu SATA trên bo mạch chủ sau đó thì cắm cáp SATA ổ cứng mới ngay trên mạch. Bên cạnh cáp dữ liệu SATA, bạn cũng phải tìm được cáp nguồn SATA (trông lớn hơn cáp dữ liệu) dẫn từ nguồn rồi gắn vào ổ đĩa cứng.
Bước 4: Lắp ổ cứng vào vị trí
Sau khi có dây nguồn, dây dữ liệu vào ổ đĩa cứng, bạn hãy lắp nó vào ổ đĩa cứng.
Bước 5: Cài đặt cho máy tính
Thực hiện thao tác Start (ở góc trái màn hình) → Computer → Manage → Disk Management. Cửa sổ Initialize Disk xuất hiện, chọn ổ đĩa mới và yêu cầu cho phép khởi tạo nó và ấn OK.
Nếu lắp song song 2 ổ cứng SSD và HDD bạn cần tiến hành phân vùng ổ đĩa. Để phần vùng, bạn thực hiện thao tác: tại cửa sổ Computer Management, click chuột phải vào đổ đĩa mới và chọn New Simple Volume, cửa số New Simple Volume Wizard xuất hiện. Vậy là ổ đĩa cứng mới được thêm vào đã khoanh vùng thành công!
Hộp thoại cài đặt cho máy tính
Hiện nay, bên cạnh ổ đĩa cứng HDD, còn có một loại ổ cứng khác là SSD. Nó không lưu dữ liệu trên các lá đĩa cơ học, không sử dụng kết cấu cơ học, dữ liệu tại SSD sẽ được lưu trên các chip NAND Flash. Với tốc độ đọc ghi nhanh chóng, khả năng hoạt động ổn định, SSD đang là một trong những thiết bị lưu trữ ngoài được nhiều khách hàng lựa chọn.
“Đĩa cứng là bộ nhớ trong hay ngoài?”, “Nên mua loại ổ đĩa cứng nào?”… Mong rằng bạn đã có thể tìm thấy đáp án mình mong muốn thông qua bài viết này của SPEEDCOM!