Cách đọc thông số và kí hiệu dòng chip Intel

Cách đọc thông số và kí hiệu dòng chip Intel Leave a comment

Muốn mua máy tính, laptop phù hợp với mục đích sử dụng, bạn cần tìm hiểu thông số CPU vì nó là thông tin quyết định sức mạnh sản phẩm . Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ cách đọc chip Intel trước để hiểu rõ cấu hình máy tính sắp mua.

Cùng SPEEDCOM tìm hiểu cách đọc thông số và kí hiệu dòng chip Intel sao cho đúng nhé!

1. Cách đọc chip Intel theo tên Thương hiệu 

Tập đoàn Intel (Integrated Electronics) thành lập vào năm 1968 tại Mỹ. Đến nay, Intel đã trở thành nhà sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới. Khi lựa chọn mua máy tính, laptop bạn sẽ thấy tên chip được giới thiệu đầu tiên và không ít trong số đó là Intel.

Cách đặt tên Intel luôn nhất quán từ trước đến nay. Các dòng sản phẩm chính của hãng bao gồm:

  • Core: dòng chip phổ biến nhất hiện nay dành cho máy tính, laptop và là đời mới nhất. Đây chính là dòng chúng ta tập trung trong bài viết này.
  • Pentium: dòng chip cũ từ năm 1993. CPU giá tốt, phù hợp cho người dùng máy tính thông thường.
  • Celeron: dòng chip giá rẻ.
  • Xeon: dòng chip của server, máy trạm và máy chủ hạng nặng.
Tìm hiểu cách đặt tên chip Intel theo Thương hiệu 
Tìm hiểu cách đặt tên chip Intel theo Thương hiệu

2. Cách đọc chip Intel theo dòng sản phẩm

Khi đọc tên chip Intel, bạn sẽ thường thấy các tên như Core i3, i5, i7, i9. Đây chính là tên gọi tăng dần về hiệu năng.

  • i3: Mẫu Core bình dân nhất
  • i5: CPU tầm trung
  • i7: Chip cao cấp phù hợp cho cả chơi game và phần mềm chuyên nghiệp nặng CPU.
  • i9: Loại cao cấp nhất, thường xuất hiện trong chiếc máy flagship hay gaming của các hãng.
Intel Core i3 - i5 - i7
Intel Core i3 – i5 – i7

3. Cách đọc chip Intel theo số thứ tự thế hệ CPU

Bộ vi xử lý thương hiệu Intel Core sẽ thường 4 con số. Trong đó, 1 hoặc 2 số đầu sẽ là thông tin về thế hệ của bộ vi xử lý. Ví dụ: chip Intel Core 3 – 9800 có nghĩa là thế hệ thứ 9. Từ đời 10 trở đi, chip sẽ có 5 số. Đương nhiên, thế hệ càng ra sau thì càng đổi mới và tân tiến hơn.

Các đời thế hệ chip Intel phổ biến nhất trên thị trường bao gồm:

  • Thế hệ thứ 9 Coffee Lake ra mắt năm 2017
  • Thế hệ thứ 10 Ice Lake và Comet Lake ra mắt năm 2019
  • Thế hệ thứ 11 Tiger Lake ra mắt năm 2020
  • Thế hệ thứ 12 ra mắt năm 2022
Chỉ báo thế hệ
Chỉ báo thế hệ

4. Cách đọc chip Intel theo số ký hiệu sản phẩm (SKU)

Số model/SKU thường bao gồm 3 chữ số. Số SKU đằng sau số chỉ thế hệ, cho chúng ta biết thứ tự mà con chip này được phát triển. Đây là con số rất quan trọng khi đọc tên chip Intel vì nó cho bạn biết sức mạnh của từng CPU. Số SKU càng cao thì có nghĩa là chip càng mạnh, hiệu năng cao.

Lưu ý: Thông số này chỉ có thể so sánh giữa các chip cùng thế hệ với nhau.

Ví dụ: Cùng một số SKU nhưng chip đời thứ 12 chắc chắn sẽ mạnh hơn chip của thế hệ thứ 11.

Phân tích các ký hiệu trong chip Intel
Phân tích các ký hiệu trong chip Intel

5. Cách đọc chip Intel theo hậu tố dòng sản phẩm 

Các hậu tố đi sau, nằm ở cuối của tên chip Intel sẽ cung cấp các đặc tính sản phẩm. Mỗi thế hệ của Intel đều tiếp tục chia thành nhiều dòng nhỏ.

Ví dụ: Ở đời 12 Alder Lake mới nhất, hãng có các phiên bản: H – series cao cấp, mạnh mẽ và P – series bình dân và dòng U – series tiết kiệm năng lượng.

Ý nghĩa cụ thể của các hậu tố như sau:

  • U: chip tích kiệm năng lượng, chủ yếu dành cho laptop siêu mỏng, nhẹ.
  • XE: dòng chip Extreme cực mạnh, thường dành cho những chiếc PC khủng thích hợp dân làm đồ họa, dựng phim hay chiến game.
  • G1 – G7: các loại chip có tích hợp bộ xử lý đồ họa (GPU) thế hệ mới – Iris Plus.
  • H: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop.
  • K: mở khóa hệ số nhân, để có thể ép xung.
  • HK: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop có thể mở khóa để ép xung.
Giải thích ý nghĩa của các hậu tố
Giải thích ý nghĩa của các hậu tố
  • HQ: dòng chip hiệu năng cao dành cho laptop 4 nhân.
  • F: dòng chíp này không tích hợp GPU xử lý đồ họa. Cho nên máy tính của bạn cần có card đồ họa riêng, thì máy mới chạy được.
  • S: loại phiên bản đặc biệt – Special Edition.
  • T: tối ưu cho điện năng lượng tiêu thụ.
  • Y: dòng siêu tiết kiệm điện, tiết kiệm hơn cả dòng U. chủ yếu cho laptop mỏng, nhẹ.

Xem thêm:

RAM – Bộ nhớ trong

Các cổng kết nối trên máy tính PC thường gặp

Trên đây là cách đọc thông số và kí hiệu dòng chip Intel đầy đủ nhất mà bạn sẽ gặp khi mua một CPU. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *