Bài viết “tư vấn cấu hình máy tính văn phòng” dưới đây dành cho những ai đang có dự định mua bộ máy tính văn phòng nhưng không biết nên chọn gì. Dù bạn muốn mua máy tính đồng bộ hay lắp ráp thì cũng đừng bỏ qua những thông tin bên dưới!
Một bộ máy tính văn phòng bao gồm 3 bộ phận chính: PC, màn hình, phím chuột. Do đó, Speedcom.vn sẽ tư vấn cấu hình máy tính văn phòng từng bộ phận này nhé!
MỤC LỤC
Tư vấn cấu hình máy tính văn phòng cho người “mù tịt” công nghệ
CPU máy tính văn phòng
Công thức chọn CPU đơn giản nhất cho người không có nhiều hiểu biết về công nghệ:
Nên chọn: CPU Intel Pentium, CPU Intel Core i3, Core i5 của Intel.
Những dòng CPU của Intel có hàng chục mã, vậy làm sao, bạn có thể chọn được bộ vi xử lý thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình? Speedcom sẽ liệt kê một số mã CPU phổ biến nhất để bạn dễ dàng lựa chọn nhé!
Nhu cầu làm việc văn phòng, học tập cơ bản
Nếu chỉ làm Excel, soạn thảo văn bản, học tập tại nhà đơn thuần, nên ưu tiên một số loại CPU như: CPU Pentium G3220, G4560, G5400, Core i3 2100, Core i3 3220, Core i3 4150, Core i5 3470, Core i5 4460…
Máy tính hỗ trợ kinh doanh
Do cần chạy một số phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm kế toán nặng nên CPU cần có nhiều nhân, nhiều luồng hơn. Core i3 7100, Core i3 9100, Core i3 10100, Core i5 6500, Core i5 8400 thường được ưu tiên sử dụng.
Máy tính bàn làm những tác vụ văn phòng nặng
Trong trường hợp, bạn cần thực hiện một số công việc liên quan đến Photoshop, AI bên cạnh những tác vụ văn phòng cơ bản, thì nên chọn một số mã Core i5 thế hệ thứ 8 trở đi, như: Core i5 8400, Core i5 9400, Core i5 10400.
Đừng quan niệm rằng: “Nhiều nhân, nhiều luồng mới tốt”. Khi chọn CPU nên dựa trên nhu cầu sử dụng của bản thân!
Mainboard
Kinh nghiệm mua máy tính để bàn trọn bộ văn phòng dành cho những ai là “gà mờ” trong lĩnh vực công nghệ – máy tính: Chỉ nên chọn Mainboard dòng H hoặc B phân khúc giá rẻ.
Tại sao Mainboard dùng cho máy tính văn phòng nên ưu tiên loại giá rẻ? 2 điểm khác biệt lớn nhất giữa các dòng Mainboard cao cấp và giá rẻ chính là: tính năng hỗ trợ nhiều hơn và thiết kế ấn tượng hơn. Tuy nhiên, những điều này chỉ thực sự cần thiết cho các bộ máy tính gaming. Với công việc văn phòng, nếu đầu tư thì thực sự lãng phí!
Lấy một ví dụ: Chẳng hạn, bạn muốn xây dựng một bộ máy tính văn phòng với CPU Core i3 8100 → Bo mạch chủ hỗ trợ CPU Core i thế hệ thứ 8 phân khúc giá rẻ là H310.
⇒ “Công thức” chọn CPU đơn giản này nhưng lại cực chính xác!
Chọn RAM máy tính văn phòng
Khi tư vấn cấu hình máy tính văn phòng, Speedcom luôn khuyến khích khách hàng lựa chọn RAM có những đặc điểm dưới đây:
- Dung lượng RAM tối thiểu 8GB
- Loại RAM là DDR4
- Bus RAM đạt tối thiểu 1600 MHz
Khi chọn RAM đừng chỉ “chăm chăm” vào dung lượng. Dung lượng RAM chỉ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động đa nhiệm của máy. Loại RAM, bus RAM lại quyết định đến tốc độ xử lý, xuất dữ liệu của bộ máy tính của bạn.
SSD và HDD
Nên trang bị cả SSD và HDD cho máy tính! SSD có tốc độ đọc ghi nhanh dùng để chạy phần mềm trong khi HDD lại rẻ hơn dùng để lưu trữ → Máy vừa khởi động nhanh vừa lưu trữ được dữ liệu lớn.
Dung lượng “lý tưởng” nhất cho SSD và HDD cho bộ máy tính văn phòng lần lượt là 120GB và 500GB. Nếu cần lưu trữ nhiều tệp hơn, bạn có thể chọn HDD dung lượng lớn hơn.
Nguồn máy tính
Nếu chọn nguồn máy tính, hãy chọn loại nguồn có công suất dưới 400W của một số thương hiệu giá rẻ như: Jetek, Xigmatek… Do không có VGA, không cần thực hiện những tác vụ ép xung → Sử dụng những loại nguồn công suất quá cao hay cao cấp thực sự KHÔNG cần thiết!
Với vỏ case máy tính, hãy ưu tiên loại vỏ có thiết kể đơn giản, gọn, nhẹ, chắc chắn đảm bảo dễ vệ sinh, không chiếm quá nhiều diện tích, bền.
Nên chọn màn hình máy tính văn phòng như thế nào?
Tư vấn cấu hình máy tính văn phòng không chỉ dừng lại ở việc chọn PC văn phòng mà còn cả chọn màn hình. Công việc văn phòng cơ bản, bạn chỉ cần sử dụng màn hình Full HD kích thước 20 inch, tần số quét dưới 75Hz là khá ổn! Trong những khoảng giá khác nhau, bạn sẽ có thể mua được những loại màn hình khác nhau:
→ Dưới 1 triệu: Màn hình cũ hoặc màn hình Trung Quốc, Đài Loan, có thiết kế cơ bản.
→ Từ 1 triệu đến dưới 3 triệu: Có thể mua màn hình của một số thương hiệu lớn, không có thiết kế công thái học.
→ Trên 3 triệu: màn hình cong, tràn viền hoặc có thiết kế chân đến có thể thay đổi chiều cao.
Khi mua màn hình, Speedcom khuyên bạn nên chọn những loại màn từ các thương hiệu uy tín như: LG, DELL, Samsung.
Loại phím – chuột văn phòng nào tốt?
Với bàn phím, không nên chọn loại phím cơ có tiếng ồn to, cứng, gây mỏi tay nếu gõ nhiều. Theo thống kê, Fuhlen, Filco, Realforce, Newmen chính là 4 thương hiệu cung cấp bàn phím được nhiều người lựa chọn nhất. Nếu muốn mua bàn phím, đừng bỏ qua sản phẩm đến từ những nhà sản xuất này nhé!
Nếu không biết chọn chuột máy tính nào, bạn có thể tham khảo 5 mẫu chuột bán chạy nhất 2020 cho dân văn phòng dưới đây: Genius DX110, Realforce, Microsoft Bluetooth Mobile Mouse 3600, Fuhlen L102, Newmen M266.
Hy vọng những gợi ý tư vấn cấu hình máy tính văn phòng phía trên sẽ có ích cho bạn. Hãy nhớ thường xuyên theo dõi Website của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!