Nếu như Ryzen 9 3900X được xem như “đòn đáp trả” của AMD trước Core i9 9900K thì với Core i9 10900K, Intel lại muốn chứng minh rằng hiệu năng bộ vi xử lý thế hệ thứ 10 của mình có thể vượt xa Ryzen 9. Trong bài viết này, speedcom.vn sẽ so sánh hiệu năng giữa Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X.
Đừng quên tham khảo bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X
Có thể nói, cuộc so tài giữa Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X là cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt với:
Thông số kỹ thuật
Tuy thông số kỹ thuật không có quá nhiều điểm giống nhau nhưng từng chỉ số của 2 mẫu CPU trên không chênh lệch quá nhiều:
Core i9 10900K | Ryzen 9 3900X | |
Tiến trình sản xuất | 14nm | 7nm |
Số nhân | 10 | 12 |
Số luồng | 20 | 24 |
Xung nhịp mặc định | 3.7GHz | 3.6GHz |
Xung nhịp boost | 5.3GHz | 4.1GHz (tất cả lõi) và 4.6GHz (1 lõi) |
Bộ nhớ đệm | 20MB | 64MB |
Card đồ họa | Intel UHD 630 | Không |
Mức điện tiêu thụ | 125W | 105W |
Nhìn vào bảng so sánh trên ta có thể thấy rằng, Ryzen 9 3900X vượt trội hơn đối thủ của mình về: tiến trình sản xuất, số nhân, số luồng, độ lớn của bộ nhớ Cache. Tuy nhiên, mức xung nhịp cố định hay khả năng ép xung của Core i9 10900K lại cao hơn hẳn.
Core i9 10900K
Ryzen 9 3900X
Về tiến trình sản xuất
Core i9 10900K mặc dù là sản phẩm thuộc thế hệ thứ 10 của Intel nhưng vẫn được xây dựng trên tiến trình 14nm cũ của công ty. Trong khi đối thủ AMD đã chuyển đổi tiến trình sản xuất các mẫu CPU sang 7nm của mình từ trước đó.
Tiến trình 7nm có nhiều điểm cải tiến hơn giúp hiệu năng hoạt động của CPU cao hơn, nhiệt lượng tỏa ra thấp hơn.
Mức giá bán
Core i9 10900K được Intel niêm yết với mức giá bán $488 trong khi Ryzen 9 3900X lại có mức giá $499 với 12 lõi và 24 luồng. Ngoài ra, Ryzen 9 3000 series từ AMD lại kèm theo bộ tản nhiệt chất lượng.
Nếu nhận xét tổng quát dựa trên thông số kỹ thuật của Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X thì rõ ràng AMD đã giành chiến thắng trong cuộc chiến về giá.
Đánh giá hiệu năng của Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X
Speedcom cũng thực hiện một số bài kiểm tra cơ bản như:
Cinebench R15 và R20
Cinebench R15
Cinebench R15 đánh giá hiệu suất tính toán của CPU bằng cách khôi phục cảnh 3D chân thực. Cảnh có 2.000 đối tượng, 300.000 đa giác, sử dụng phản xạ sắc nét và mờ, các vùng sáng, bóng, đổ bóng theo thủ tục, khử răng cưa…
→ Việc kết xuất hình ảnh càng nhanh thì PC càng mạnh với số điểm cao:
Về hiệu suất hoạt động đơn nhân, Core i9 10900K lớn hơn 12% trong khi hiệu năng hoạt động đa nhân Ryzen 9 3900X lại tốt hơn đến 21%.
Cinebench R20
Cinebench R20 là phần mềm kiểm tra đa nền tảng, cho phép đánh giá dung lượng phần cứng của thiết bị như máy tính, máy tính bảng, máy chủ. Với bài kiểm tra này, hiệu năng hoạt động đơn nhân của Core i9 10900K vs Ryzen 9 3900X không có nhiều điểm khác biệt trong khi đa nhân có cách biệt lớn.
Core i9 10900K nhanh hơn Ryzen 9 3900X trong hoạt động đơn nhân là 2% nhưng cách biệt trong hoạt động đa nhân lại là 49%.
PassMark
PassMark là một phần mềm đo điểm chuẩn thực hiện một số bài kiểm tra hiệu suất bao gồm số nguyên tố, số nguyên, dấu phẩy động, nén, vật lý, hướng dẫn mở rộng, mã hóa, sắp xếp. Điểm càng cao chứng tỏ dung lượng thiết bị càng cao.
Kết quả thu được cũng không có gì quá bất ngờ khi hoạt động đơn nhân Ryzen 9 3900X kém Core i9 10900K 17% nhưng lại tốt hơn đến 36% trong hoạt động đa nhân.
Geekbench 5
Geekbench 5 là phần mềm đo hiệu suất của hệ thống máy tính, dành cho thiết bị cố định, thiết bị di động, máy chủ.Nó giúp có thể so sánh tốt hơn sức mạnh của CPU, sức mạnh tính toán và so sánh nó với các hệ thống tương tự hoặc hoàn toàn khác.
Kết quả thu được như sau:
Với bài kiểm tra trên Windows, Core i9 10900K hiệu năng đơn nhân tốt hơn 18% trong khi đa nhân không có sự khác biệt.
Với Linux, Core i9 10900K nhanh hơn 12% về hoạt động đơn nhân và chậm hơn 1% về hiệu năng đa nhân so với Ryzen 9 3900X.
Trên macOS, hiệu năng đơn nhân của Core i9 10900K nhanh hơn 5% và chậm hơn 2% về hiệu năng đa nhân so với Ryzen 9 3900X.
Ryzen 9 3900X có ưu thế hơn trong việc hoàn thành những công việc yêu cầu cao về hình ảnh, dựng hình 3D, render…
Hy vọng qua bài viết này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về 2 mã CPU hàng đầu của Core i9 và Ryzen 9. Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết khác của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!