Khác với máy tính chơi game, máy tính sử dành cho việc học tập, build máy tính làm đồ họa cần chọn được VGA, CPU thực sự chất lượng, có thể “gánh” tốt các công việc liên quan đến thiết kế, render hình ảnh… Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia khi lựa chọn cấu hình PC làm đồ họa được SPEEDCOM.VN tổng hợp lại.
MỤC LỤC
Build máy tính làm đồ họa cần giới hạn chi phí
Một bộ PC làm đồ họa có thể có giá 20 triệu, cũng có thể có giá trên trăm triệu – đây là điều hoàn toàn có thể. Linh kiện bên trong thay đổi, khiến mức giá cũng có sự thay đổi. Chi phí để build máy tính làm đồ họa KHÔNG CÓ GIỚI HẠN. Đầu tư máy đắt tiền, cấu hình càng cao, render hình ảnh càng nhanh, làm việc mượt mà hơn.
→ Trước khi build máy tính làm đồ họa, bạn cần giới hạn về chi phí. Việc giới hạn về chi phí sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn được PC thực sự phù hợp.
Lựa chọn cấu hình máy dựa trên tính chất công việc
Tính chất công việc sẽ quyết định đến linh kiện bên trong PC. Giả sử, công việc chủ yếu của bạn là dựng hình 2D → Phần mềm dựng hình không thể thiết trong máy của bạn của bạn. Lúc này, bạn cần có một CPU sức mạnh đơn nhân tốt, xung nhịp cao, ổn định và cần có một chiếc VGA mạnh. Với những phần mền Render 3D, bạn lại cần một CPU nhiều nhân, nhiều luồng…
Linh kiện quan trọng khi build máy tính làm đồ họa
Để chạy được những chương trình, phần mềm nặng, chuyên thiết kế đồ họa, render hình ảnh, việc sở hữu một PC cấu hình cao là điều cực kì quan trọng. Một số gợi ý build máy tính làm đồ họa dưới đây sẽ cho bạn gợi ý:
Lựa chọn CPU
Như đã nói ở trên, với mỗi phần mềm làm đồ họa, render, dựng video khác nhau, sẽ cần những loại CPU hỗ trợ khác nhau. Số nhân/số luồng của CPU là một yếu tố cực kì quan trọng, quyết định đến hiệu suất xử lý công việc của PC.
Hiện nay trên thị trường có 2 hãng cung cấp CPU nổi tiếng là Intel và AMD. Mỗi hàng lại sở hữu những ưu điểm riêng biệt.
→ CPU của Intel được đánh giá cao về khả năng ép xung, hiệu suất chơi game
→ CPU AMD lại sở hữu ưu điểm về mức giá hợp lý, nhiều nhân, nhiều luồng, hiệu suất sáng tạo cao, hiệu suất trên mỗi đô la cao hơn.
So sánh hiệu suất của CPU Intel với AMD về tốc độ biên tập hình ảnh
Nếu bạn cần một bộ vi xử lý nhiều nhân, nhiều luồng, tầm giá hợp lý, cho hình ảnh rõ ràng thì CPU AMD chính là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, với những CPU của AMD có 6 nhân trở lên, không có đồ họa tích hợp. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn buộc phải “đầu tư” một chiếc VGA rời nếu muốn sử dụng máy tính của mình.
Mainboard
Socket trên mainboard ngoài việc cần phải tương thích với CPU, còn cần phải có khe cắm VGA, RAM chất lượng, thuận tiện cho việc tháo rời, nâng cấp PC khi cần thiết. Đây là một yếu tố cực kì quan trọng. Khi lượng công việc bạn cần xử lý nhiều thêm, đó cũng là lúc bạn cần phải nâng cấp RAM.
Lời khuyên: Hãy chọn các loại Mainboard chất lượng như main Asus, MSI, Gigabyte với các khe cắm được “gia cố” cẩn thận. → Đảm bảo bo mạch chủ không bị hư hại khi cắm RAM có kích thước lớn.
Mainboard ASUS ROG CROSSHAIR VIII HERO
Chọn VGA khi build máy tính làm đồ họa
Để render hình ảnh mượt mà, chất lượng hình ảnh tốt, bạn cần phải chọn được một chiếc VGA thực sự chất lượng. Trên thực tế, để tối ưu việc dựng phim, nhiều người thường đẩy quá trình render hình ảnh cho VGA rời. Vậy nên lựa chọn VGA nào để làm đồ họa?
Có nên mua Card đồ họa Quado?
Nhắc đến VGA làm đồ họa Quado chính là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, với những PC cấu hình thấp, hiệu quả mà VGA Quado mang lại khó có thể sánh với GTX hay RTX. Vì vậy, Quado chưa chắc đã là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Gợi ý lựa chọn VGA
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bạn lựa chọn Card đồ họa rời phù hợp với công việc của mình:
→ Làm phim, video với phần mềm của ADOBE: VGA RTX của NVIDIA với Vram cao là lựa chọn tốt, như RTX 2060, RTX 2070, RTX 2080Ti, RTX 3070, RTX 3080, RTX 3090 v.v…. hoặc một số mã vga TITAN cao cấp.
→ Với các phần mềm của Autodesk: có thể chọn các dòng GTX của NVIDIA
RTX 2080Ti
Nguồn
Bộ nguồn phải đủ khỏe để có thể “kéo” được sức nặng của cả PC. Nên lựa chọn bộ nguồn có công suất lớn giúp đảm bảo máy hoạt động ổn định, các linh kiện bên trong có tuổi thọ cao.
Lựa chọn công suất nguồn dựa chủ yếu vào công suất tổng các linh kiện máy tính. Tuy nhiên, để chắc chắn, sau khi cộng tổng công suất các bộ phận của máy tính, bạn hãy cộng thêm 100W.
Lưu ý: Với những bộ nguồn kém chất lượng, công suất ghi trên bộ nguồn chưa chắc là công suất thật. Chính vì vậy, hãy đầu tư bộ nguồn chất lượng từ những thương hiệu uy tín như: Thermaltake, Corsair, Cooler Master.
Nguồn Cooler Master Elite- V4 230V
RAM và ổ cứng
Dung lượng RAM trung bình của một chiếc máy tính làm đồ họa là 16GB- 31GB. Nếu không đủ kinh phí, bạn có thể nâng cấp RAM từ từ.
Đối với ổ cứng, dung lượng tối thiểu của chúng là 240GB với ổ SSD và trên 1TB với ổ HDD. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn giữa Adata, Kingstion… (với SSD) hoặc Seagate, WD với ổ HDD.
Hy vọng với những lời khuyên của chuyên gia trong việc build máy tính làm đồ họa kể trên, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng ra quyết định hơn. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM!