khe cắm RAM

Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại? Để lại bình luận

Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại? Chỉ có 1 loại bộ nhớ? Được chia thành 2 loại hay 3 loại? Hãy bổ sung ngay kiến thức về hệ thống nhớ của máy tính thông qua bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN!

Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại?

Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại?

Hệ thống nhớ của máy tính là bộ phận rất quan trọng có chức năng lưu trữ thông tin, dữ liệu của máy tính. Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại → Câu trả lời là 2 loại: Bộ trong và bộ ngoài.

Bộ nhớ trong

Còn có tên gọi khác là Internal Memory, là bộ nhớ nằm bên trong thùng máy. Bộ nhớ trong giữ chức năng lưu trữ dữ liệu tạm thời. 2 loại của bộ nhớ trong: bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm Cache.

Bộ nhớ đệm Cache

Đây là bộ phận được gắn sẵn vào CPU. Bộ nhớ đệm Cache lưu trữ lệnh, chức năng thường được yêu cầu bởi các chương trình đang chạy → CPU có thể truy cập dữ liệu nhanh hơn so với RAM thông thường. Về bản chất, bộ nhớ đệm Cache chính là một dạng SRAM.

bộ nhớ đệm Cache

Bộ nhớ chính

Trong máy tính người ta chia bộ nhớ trong thành 2 loại là: ROM và RAM. Chức năng của chúng tương đối khác nhau:

→ RAM: được sử dụng trong hoạt động bình thường của máy tính sau khi khởi động và nạp hệ điều hành. Dữ liệu trong RAM có thể phục hồi hoặc thay đổi. RAM có 2 dạng là SRAM và DRAM. Thanh RAM hiện nay thuộc dạng DRAM.

→ ROM: thực hiện chức năng lưu trữ phần mềm khởi động, thông số phần mềm… hoạt động trong quá trình khởi động máy. Tuy là bộ nhớ chỉ có thể đọc nhưng hiện nay có nhiều loại ROM có thể vừa đọc, vừa ghi.

Thanh RAM trên Mainboard

Thanh RAM trên Mainboard

ROM

ROM

Tất cả tác vụ của máy tính: lướt web, chơi game, bảng tính Excel đều cực kì “ngốn” RAM. Do đó, với những máy thực hiện đa nhiệm vụ, bạn nên chú trọng đầu tư RAM có dung lượng lớn để máy có thể hoạt động ổn định.

Bộ nhớ ngoài

Đúng như tên gọi của nó, bộ nhớ phụ là bộ nhớ rời, được mua để bổ sung thêm vào bộ nhớ chính. So với bộ nhớ trong thì tốc độ đọc, ghi của bộ nhớ ngoài khó có thể sánh được. Cũng vì vậy mà giá tính trên mỗi bit của chúng khá rẻ. Bộ nhớ ngoài hiện nay được chia thành khá nhiều loại:

  • Bộ nhờ từ: các loại đĩa mềm, ổ đĩa cứng
  • Bộ nhớ quang: CD, DVD
  • Thiết bị nhớ flash: USB…

Ổ cứng máy tính

Thiết bị lưu trữ gắn ngoài của máy tính

Trong số đó, ổ đĩa cứng là loại phổ biến hơn cả và được coi như một phần không thể thiếu của máy tính vì chức năng đặc biệt của nó. Một số công dụng của ổ cứng:

→ Lưu trữ chương trình, phần mềm: hệ điều hành máy tính, các chương trình Office, game, phần mềm thiết kế… đều sẽ được lưu trữ tại đây.

→ Chia sẻ gánh nặng với RAM: một số chương trình chưa cần thiết ngay trên RAM sẽ được chuyển đến ổ cứng.

→ Hỗ trợ máy trong quá trình khởi động: Máy khởi động nhanh hay chậm cũng phụ thuộc vào dung lượng, chất lượng của ổ cứng.

Những chức năng này khác hoàn toàn với USD hay CD/DVD khi chúng chỉ được sử dụng để lưu trữ, sao lưu dữ liệu.

Ổ cứng dùng cho máy tính bàn

Ổ cứng dùng cho máy tính bàn

USB

USB

Hiện nay có 2 loại ổ cứng thông dụng nhất là HDD và SSD. Nhờ sở hữu tốc độ đọc, ghi nhanh hơn hẳn, nên SSD được người sử dụng ưa chuộng hơn. Những loại ổ cứng này thường được gắn trực tiếp vào Mainboard.

⇒ “Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại?” Bạn đừng nhầm lẫn giữ 2 loại bộ nhớ trên của máy tính nhé!

Cần lưu ý gì khi lựa chọn thiết bị nâng cấp bộ nhớ?

Nhắc đến nâng cấp bộ nhớ PC, những người có kinh nghiệm build máy tính sẽ nhớ ngay đến việc thay đổi RAM và Ổ cứng. Dưới đây là một số lưu ý cho những ai có ý định nâng cấp 2 bộ phận này:

Chỉ nâng cấp khi thực sự cần thiết

Khi nào bạn cần nâng cấp RAM và nâng cấp ổ cứng? Bạn chỉ nên nâng cấp 2 bộ phận này trong những trường hợp dưới đây:

  • Với RAM: Máy của bạn cần xử lý nhiều chương trình nặng (game, phần mềm đồ họa) hoặc cần làm việc nhiều Tab trên các trình duyệt Web cùng lúc.
  • Với ổ cứng: Khi máy của bạn cần lưu trữ nhiều phần mềm, ứng dụng nặng hơn.

Đây là lúc bạn cần phải bổ sung thêm RAM, nâng cấp ổ cứng để đáp ứng được yêu cầu công việc.

lắp đặt thêm ổ cứng cho máy tính

Lựa chọn loại linh kiện phù hợp

Thế nào là linh kiện được cho là phù hợp với máy tính của bạn? Với 2 loại linh kiện kể trên, RAM là loại linh kiện khó chọn hơn, cần phải lưu ý nhiều điểm hơn. Khi chọn RAM, bạn cần lưu ý đến: dung lượng, tốc độ hoạt động, độ trễ, khả năng tương thích với Main…

khe cắm RAM

Trên đây là bài viết giải đáp cho câu hỏi: “Trong máy tính người ta chia bộ nhớ thành mấy loại?” Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM!


Để biết thêm thông tin về RAM, ổ cứng tại SPEEDCOM, vui lòng liên hệ:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *