Tản nhiệt khí là gì? Ưu nhược điểm của tản nhiệt khí Leave a comment

Trong quá trình hoạt động, CPU của máy tính sẽ sinh ra một lượng nhiệt khá lớn. Thông thường nếu CPU càng mạnh thì nhiệt lượng sẽ toả ra càng cao. Khi lượng nhiệt này tăng cao thì CPU sẽ tự động giảm hiệu năng có thể gây hư hỏng cho máy tính.Vì thế tản nhiệt khí a đời là linh kiện giúp người sử dụng có thể kiểm soát được nhiệt độ của CPU, giúp nó hoạt động ổn định hơn mà không gặp phải tình trạng quá nóng. Vậy tản nhiệt khí là gì? Ưu và nhược điểm của tản nhiệt khí như thế nào?. Hãy cùng Speed Computer tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tản nhiệt khí là gì? 

Tản nhiệt khí là hệ thống làm mát bằng quạt khí cơ bản và phổ biến hàng đầu hiện nay. Đa số các sản phẩm laptop từ rẻ cho đến tầm trung đều sử dụng tản nhiệt khí. Nhiệt lượng tỏa ra từ CPU được truyền qua keo tản nhiệt  và sau đó truyền tiếp qua heatsink, lượng nhiệt tiếp tục được truyền qua các ống dẫn nhiệt (thường là các ống đồng), đến các lá thép tản nhiệt và được luồng khí từ quạt thổi mát ra ngoài.

tản nhiệt khí
Hình ảnh minh họa: Tản nhiệt khí

Các bộ tản nhiệt khí thông thường được sản xuất với các vật liệu phổ biến với khả năng dẫn nhiệt tốt như: Nhôm, Kẽm, Đồng, Niken…nên mức giá thành tương đối rẻ vì thế nên hầu hết có mặt ở các máy tính cá nhân hiện nay. Các vật liệu tạo thành từng lá théo tầng, kết hợp với các ống dẫn nhiệt và phần quạt gió.

Cơ chế hoạt động của tản nhiệt khí

Về cơ chế hoạt động, tản nhiệt khí sử dụng bề mặt hút nhiệt, bề mặt này tiếp xúc với bề phần cứng nơi tỏa ra nhiều nhiệt nhất (điển hình là CPU và GPU) qua một lớp keo tản nhiệt (thermal paste). Nhiệt độ CPU sẽ truyền qua keo tản nhiệt sau đó qua bề mặt hút nhiệt, tiếp theo sẽ được truyền qua ống dẫn nhiệt (thường là ống đồng) lên lá tản nhiệt phía trên, tại đây quạt phát tán nhiệt độ của các lá kim loại ra không khí. Sau đó quạt hút của thùng máy sẽ tống không khí nóng ra ngoài.

Ưu điểm của tản nhiệt khí

  • Giá thành rẻ: Ưu điểm mạnh nhất của tản nhiệt này đó là giá thành tương đối rẻ. Bởi nó chỉ sử dụng vật liệu phổ biến và có hệ thống cấu tạo đơn giản. Người dùng có thể mua dễ dàng và tự lắp đặt, an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Dễ vệ sinh và bảo dưỡng: Nó cực kỳ dễ dàng thực hiện trong quá trình vệ sinh và bảo trì. Người dùng có thể tự tháo lắp tại nhà để vệ sinh tản nhiệt khí mà không cần phải sử dụng dịch vụ.
vệ sinh dễ dàng tản nhiệt khí
Hình ảnh minh họa: Vệ sinh dễ dàng tản nhiệt khí
  • Dễ tháo lắp và sửa chữa khi gặp sự cố: Khi chẳng may máy tính gặp sự cố thì việc tháo lắp đối với tản nhiệt khí trên máy tính khá đơn giản. Bạn có thể tự tháo và kiểm tra các thành phần khác để tìm kiếm lỗi mà không bị ảnh hưởng đến các linh kiện khác trong PC.
  • Có tiềm năng phát triển: Đây là công nghệ làm mát phổ biến nhất thị trường ở thời điểm hiện tại. Bởi vậy các hảng như Dell, Asus cũng đưa ra nhiều nâng cấp cho luồng khí, thêm quạt bổ sung hay rút gọn nguồn nhiệt ra bên ngoài môi trường.

Nhược điểm của tản nhiệt khí

  • Tiếng ồn khi hoạt động: Vì cơ chế tản nhiệt khí cần truyền nhiệt giữa các vật liệu truyền dẫn vaf các cánh quạt quay để thổi khí nóng ra ngoài. Nên khi hoạt động tiếng ồn từ quạt không thể hạn chế được, một hệ thống lớn thì hoạt động sẽ có tiếng ồn lớn hơn.
  • Dễ bám bụi: Vì sở hữu thiết kế đơn giản dễ dàng vệ sinh nên đây cũng là nhược điểm khiến bộ phận tản nhiệt dễ dàng bám bụi hơn khi sử dụng. Nó khiến bạn cảm thấy khó chịu và giảm đi hiệu năng làm mát của tản nhiệt.
tản nhiệt khí dễ bụi bặm
Hình ảnh minh họa: Tản nhiệt khí dễ bụi bặm
  • Kích thước và mức làm mát bị giới hạn: Kích thước và mức làm mát của tản nhiệt khí tỉ lệ thuận với nhau. Nó bị giới hạn khi độ lớn của tản nhiệt không vừa case. Đó là khi bạn muốn tăng mức tarn nhiệt khí thì đồng thời cần tăng kích thước của quạt và chính kích thước này sẽ bị giới hạn bởi case máy tính.
  • Hiệu quả chưa thật sự cao: Nếu quạt không đủ công suất thì hiệu quả làm mát sẽ không cao. Nếu quạt có công suất lớn thì tiếng ồn càng lớn. Ở một số tản nhiệt còn phụ thuộc vào một phần của nhiệt độ xung quanh.

Tham khảo thêm:

Qua bài viết này, chắc hẵn các bạn đã hiểu rõ hơn về tản nhiệt khí. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Theo dõi Speed Computer ngay để cập nhật thông tin  nhanh và mới nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *