Thông thường, mọi hãng sản xuất CPU đều đặt tên các sản phẩm của mình thông qua một số nguyên tắc nhất định. Khi nhìn vào tên gọi, khách hàng có thể đánh giá sơ lược hiệu năng sản phẩm. Bạn có biết cách so sánh các dòng chip Intel thông qua tên gọi không?
Đừng bỏ lỡ những thông tin thú vị sẽ có trong bài viết dưới đây của speedcom.vn!
MỤC LỤC
Nguyên tắc đặt tên CPU của Intel
Thông thường với bất cứ một mã CPU nào trong tên gọi cũng đầy đủ những yếu tố: thương hiệu, dòng chip, thế hệ chip, số hiệu SKU và hậu tố dòng sản phẩm:
Thương hiệu
Thương hiệu (hay family) là một phần quan trọng không thể thiếu trong tên gọi của CPU. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp Intel Core, Intel Pentium, Intel Celeron và Intel Xeon trong các tên gọi bộ vi xử lý của Intel.
Dòng chip
Dòng chip là một nhánh nhỏ hơn của thương hiệu CPU. Giả sử với Core i của Intel sẽ có các dòng: Core i3, Core i5, Core i7, Core i9. Mỗi dòng CPU của Intel được sản xuất dành riêng cho từng phân khúc riêng biệt: Core i3 dành cho nhóm khách hàng tầm dưới trong khi Core i9 là dòng cao cấp.
→ Sức mạnh giữa các dòng sẽ có sự thay đổi, giá thành cũng biến đổi theo.
Thế hệ CPU
Bạn đã từng nghe thấy: Dòng Core i của Intel hiện có 11 thế hệ nhưng bạn có biết cách nào để phân biệt từng thế hệ CPU hay không? Thế hệ CPU sẽ được nhắc đến trong 1 hoặc 2 số đầu của mã sản phẩm.
Giả sử: Core i9 9900K là mã sản phẩm thuộc thế hệ thứ 9 được sản xuất dựa trên cấu trúc Coffee Lake Refresh trong khi Core i9 10900K lại thuộc thế hệ thứ 10.
Số hiệu SKU
Số hiệu SKU là số hiệu nằm sau thế hệ CPU. Con số này cho bạn biết thứ tự mà các con chip này được phát triển. Nếu muốn so sánh các dòng chip Intel cùng thế hệ, cùng dòng bạn cũng có thể nhìn vào đây để đánh giá phần nào sức mạnh của chúng.
Hậu tố sản phẩm
Với một số mã sản phẩm đặc trưng, Intel thường bổ sung một số hậu tố như: “T”, “K”, “F” vào các mã sản phẩm của mình. Hiệu năng của nó có khá nhiều điểm với các sản phẩm cùng thương hiệu, cùng dòng CPU, cùng thế hệ, cùng số hiệu SKU nhưng không có hậu tố sản phẩm.
CPU Core i3 10100F
CPU Core i3 10100
Từ những nguyên tắc đặt tên cơ bản trên, hãy cùng Speedcom tìm hiểu rõ hơn về cách so sánh các dòng chip Intel thông qua tên gọi ở phần sau của bài viết!
Bật mí cách so sánh các dòng chip Intel qua tên gọi
So sánh các dòng chip Intel trong dòng Core i
Với Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 thuộc dòng Core i thì khá dễ dàng để bạn có thể đánh giá được sức mạnh của chúng. Theo chiều tăng của thứ tự, sức mạnh của chúng của chúng cũng có sự thay đổi: Core i3 → Core i5 → Core i7 → Core i9.
Tuy nhiên, cách so sánh này không phải lúc nào cũng chính xác 100%. Trên thực tế một số mã Core i3 thế hệ thứ 10 có hiệu năng làm việc tốt hơn Core i5 thế hệ 7 hoặc 8.
Cách so sánh CPU cùng dòng
Các mã CPU cùng dòng, khác thế hệ
Về mặt lý thuyết: các mã CPU cùng dòng nhưng thế hệ không giống nhau → thế hệ sau có hiệu năng tốt hơn thế hệ trước. Tuy nhiên bạn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như:
- Các mẫu CPU này có cùng số hiệu SKU hay không?
- Số nhân, số luồng của CPU
- Công nghệ được tích hợp
Mặc dù vậy, đa phần những CPU thế hệ sau được cải tiến khá nhiều giúp nó có hiệu năng hoạt động tốt hơn hẳn thế hệ trước.
So sánh các dòng chip Intel cùng dòng, cùng thế hệ
Khi so sánh các dòng chip Intel cùng dòng, cùng thế hệ, bạn chỉ cần quan tâm đến 2 yếu tố: mã SKU và hậu tố dòng sản phẩm:
→ Số hiệu SKU: hậu tố SKU lớn hơn chứng tỏ CPU đó có sức mạnh lớn hơn.
→ Hậu tố dòng sản phẩm: có hậu tố “K” chứng tỏ CPU đã được mở khóa hệ số nhân, có khả năng tự động ép xung, hiệu năng tốt hơn mã CPU thường. “T” tiết kiệm năng lượng hơn nhưng xung nhịp lại thấp hơn mã thông thường.
Thông số cơ bản của những sản phẩm có hậu tố phía sau khá giống với mã CPU thông thường: về số nhân/luồng, bộ nhớ Cache…
Mặc dù vậy với một số hậu tố khác nhau, CPU cũng có điểm khác biệt: “F” cắt giảm đồ họa tích hợp, “KF” mở khóa ép xung và không có đồ họa tích hợp.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Đừng quên thường xuyên theo dõi những bài viết khác trên Website của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin về máy tính công nghệ khác.