Hiển thị 1–15 của 29 kết quả

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) hay còn được gọi là ổ cứng thể rắn, ổ cứng vật lý được ra đời sau ổ cứng truyền thống HDD. Được đánh giá là có tốc độ đọc/ ghi cao gấp hàng trăm lần so với ổ cứng HDD, vậy bạn có nên mua loại ổ SSD này không?

Hãy cùng Speedcom.vn tìm hiểu cụ thể hơn về ưu điểm, nhược điểm của loại ổ cứng máy tính này và xem tại sao nó lại có giá cao đến vậy nhé!

ổ cứng SSD

I. Tổng quan về ổ cứng SSD

1. SSD là gì?

SSD (Solid State Drive) là ổ cứng thể rắn, ra đời sau HDD và được các chuyên gia nghiên cứu cải thiện về cả tốc độ, nhiệt độ hoạt động, độ an toàn của dữ liệu và tiết kiệm điện năng.

Cũng giống với ổ cứng truyền thống, ổ cứng SSD sử dụng để cài hệ điều hành, chứa các file dữ liệu, văn bản… nhưng nguyên lý hoạt động và chất lượng thì hoàn toàn khác.

ổ cứng

Dữ liệu trên ổ cứng SSD được lưu trữ trong các Chip Flash nên nó không bị ảnh hưởng bởi việc phân mảnh ổ cứng như ổ HDD, và tốc độ đọc/ ghi, truy xuất dữ liệu của ổ SSD cực nhanh, nhanh gấp hàng trăm lần so với ổ HDD.

Ổ cứng SSD có 2 thành phần chính mà bạn cần quan tâm đó là Flash và Controller, đây là 2 thành phần sẽ quyết định đến chất lượng của một ổ cứng SSD.

2. Ưu/ nhược điểm của ổ cứng SSD

ưu-điểm-của-ổ-cứng-ssd

NHƯỢC-ĐIỂM-CỦA-Ổ-CỨNG-SSD

3. Các chuẩn SSD thường gặp

Chuẩn SSD thường được dựa trên kích thước và công nghệ của ổ cứng.

  • Theo kích thước: 3.5 inch, 2.5 inch, 1.8 inch…
  • Theo công nghệ: mSATA, chuẩn M.2, PCIe/NVMe, AIC, SATA Express, U.2

Trong phần này, Speed Computer chỉ đề cập và giải thích một số chuẩn ổ cứng SSD thường gặp nhất để bạn hiểu rõ hơn.

ổ cứng SSD

SSD 3.5″ SATA

Đây là loại ổ cứng SSD khá phổ biến cho các dòng máy tính để bàn. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, ổ cứng 3.5″ SATA đang dần bị thay thế bởi ổ SSD 2.5″ nên bạn khó có thể tìm thấy loại SSD này.

SSD 2.5″ SATA III

SSD 2.5″ SATA III được sử dụng khá phổ biến ở các dòng laptop phổ thông, tốc độ đọc/ ghi dữ liệu ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Loại SSD này cũng có mức giá khá rẻ và hiện nay đang được các thương hiệu cải thiện hơn về độ bền với phiên bản SSD 2.5″ SATA III NAND có giá thành cao hơn một chút.

SSD 1.8″ Micro SATA

Loại này có kích thước rất nhỏ và bạn sẽ thường thấy ở các dòng laptop mỏng nhẹ, suwe dụng chuẩn giao tiếp Micro SATA.

SSD mSATA

SSD mSATA là chuẩn dạng thu nhỏ của SSD 2.5 inch SATA, về hình thức SSD mSATA có kích thước gần giống với Card Wifi trên laptop với kích thước phổ biến 50x30mm.

ổ cứng SSD

Về tốc độ SSD mSATA có tốc độ đọc ghi khoảng 550 MB/s, tương đương với chuẩn SSD 2.5 inch SATA và SSD M.2 SATA

SSD M.2 SATA

Tương tự như SSD 2.5 inch SATA III, SSD M.2 SATA vẫn sử dụng chuẩn giao tiếp dữ liệu SATA III nên tốc độ đọc – ghi dữ liệu ở giới hạn ở mức 6Gbps, tương đương 550MB/s.

Tuy nhiên, kích thước của SSD M.2 SATA III lại nhỏ gọn hơn so với SSD 2.5 inch SATA III, hình dáng chỉ tương tự như một thanh RAM máy tính thích hợp cho các dòng máy tính nhỏ gọn, nhẹ.

SSD M2 SATA không phải có 1 chuẩn duy nhất mà có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

SSD M.2 PCle

Ổ cứng SSD M.2 PCIe sử dụng tiêu chuẩn giao tiếp PCL Express với tốc độ đọc ghi lên đến 32 Gb/s (tương đương 4 GB/s), tức cao hơn rất nhiều lần so với SSD M2 SATA chỉ 550 MB/s.

Điểm giống giữa SSD M.2 PCIe và SSD M2 SATA chỉ là khe cắm M2, vì thế SSD M.2 PCIe vẫn có đến 3 chuẩn là 2242, 2260 và 2280. Bề rộng vẫn giữ mặc định là 22 mm, tuy nhiên chiều dài thay đổi lần lượt là 42mm, 60mm, 80mm.

Kích thước phổ biến nhất của ổ cứng SSD M.2 PCIe là rộng 22 mm và dài 80 mm, các loại khác ít được sử dụng và sản xuất hơn.

II. Khi nào thì nên mua ổ SSD để dùng?

Hiện nay, ổ cứng máy tính phổ biến với 2 loại là SSD và HDD. Rất nhiều người băn khoăn không biết nên mua loại nào để sử dụng cho phù hợp?

Bạn sẽ cần sử dụng ổ cứng SSD trong các trường hợp sau:

– Với ưu điểm đảm bảo sự an toàn cho dữ liệu trong tình trạng rung lắc tốt hơn, bạn nên chọn ổ cứng SSD nếu công việc hay phải di chuyển.
– Người làm lĩnh vực đồ hoạ, kỹ sư cần tốc độ xử lý dữ liệu cao cũng nên chọn ổ cứng SSD.
– Người cần sự yên tĩnh: lý do đơn giản là do SSD sẽ k gây nên tạp âm nào trong quá trình hoạt động.

ổ cứng SSD

Kinh nghiệm sử dụng: Đối với người sử dụng máy tính thông thường thì bạn chỉ cần mua ổ cứng SSD dung lượng 128GB để cài hệ điều hành và các phần mềm để sử dụng. Còn dữ liệu thì sẽ lưu trữ ở ổ cứng HDD, điều này vẫn đảm bảo được hiệu suất và tốc độ làm việc của hệ điều hành, vừa tiết kiệm được rất nhiều tiền cho bạn.

III. Giá ổ cứng SSD trên thị trường 2020

Giá ổ cứng SSD hiện nay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ như thương hiệu sản xuất, dung lượng ổ cứng, đơn vị cung cấp…


Các loại SSD giá rẻ khoảng 400.000 – 900.000 đồng, SSD tầm trung giá khoảng 1 – 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, có những dòng SSD cao cấp để sử dụng cho cấu hình máy tính chơi game, đồ hoạ có mức giá 5 – 7 triệu đồng, thậm chí có SSD giá 10 triệu đồng như ổ cứng SSD ADATA XPG GAMMIX S50 dung lượng 2TB.


ổ cứng SSD

Một số thương hiệu SSD phổ biến với mức giá tốt cho người dùng như: Intel, ADATA. Samsung, Kingston…

IV. Một số lưu ý khi sử dụng ổ cứng thể rắn SSD

Bạn nên sử dụng chung ổ SSD với ổ cứng HDD có sẵn trong máy tính. Ổ cứng SSD thì dùng để cài hệ điều hành, các phần mềm… để tăng tốc độ khi sử dụng. Còn ổ HDD dùng để chứa file, dữ liệu…

Nếu như máy tính của bạn có quá ít dung lượng bởi vì chỉ sử dụng ổ cứng SSD thì nên sử dụng thêm các dịch vụ lưu trữ đám mây để tiết kiệm bộ nhớ và cũng là để đảm bảo an toàn cho các dữ liệu quan trọng.

ổ cứng SSD

Hạn chế lưu dữ liệu đầy ổ cứng SSD, lúc nào bạn cũng nên để trống thấp nhất là khoảng 25%. Ví dụ như ổ cứng bạn là 100 GB thì chỉ nên lưu trữ tối đa là 75 GB thôi.

Không nên sử dụng Windows XP hoặc Vista trên ổ cứng SSD mà thay vào đó bạn hãy sử dụng các phiên bản mới hơn như Windows 7, 8, 8.1 hoặc Windows 10, bởi vì 2 hệ điều hành này không hỗ trợ lệnh TRIM.

Điều này đồng nghĩa với việc khi bạn thực hiện xóa dữ liệu trong ổ cứng, Windows sẽ không thể gửi lệnh TRIM đến ổ đĩa và dữ liệu đó vẫn sẽ tồn tại ở một nơi nào đó trên ổ cứng SSD.

# Lời kết: Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ổ cứng SSD và các kiến thức liên quan đến loại ổ cứng cao cấp này. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết về ổ cứng SSD và HDD, hãy liên hệ tới hotline của Speecom để được tư vấn nhanh và chính xác nhất nhé!