CPU Core i thế hệ 11 Intel

Các thế hệ Core i7 thay đổi thế nào? Phân biệt ra sao? Để lại bình luận

Trước khi Core i9 9900K “lên kệ” vào cuối năm 2018, Core i7 được xem như mã CPU dành cho phân khúc cao cấp của Intel. Theo thời gian, các thế hệ Core i7 đã được thay đổi rất nhiều theo hướng đem lại hiệu năng tốt hơn, mức giá hợp lý hơn cho khách hàng.

Làm sao để phân biệt từng thế hệ Core i7? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của speedcom.vn để biết đáp án!

Các thế hệ Core i7

Bạn biết gì về dòng CPU Core i7 của Intel?

Core i7 ra đời năm nào?

Các mã Core Core i7 được giới thiệu đầu tiên ra thị trường vào năm 2008 và được xem như dòng Core dành cho phân khúc cao cấp. Chính vì vậy, Intel thường tích hợp các mã Core i7 trong các laptop doanh nhân, ultrabook, laptop chơi game cấu hình cao.

Ngoài ra, Core i7 cũng là lựa chọn hàng đầu dành cho những người làm đồ họa, kỹ xảo nhờ số nhân lớn, hiệu năng xử lý công việc nhanh chóng. Hiệu năng tốt đồng nghĩa với việc Core i7 cũng được Intel định ra mức giá tương đối cao.

các thế hệ core i7

Một số đặc trưng của các thế hệ Core i7

Các mã Core i7 thường có một số đặc trưng sau đây:

  • Số nhân: 4, 6, 8
  • Thường có thêm công nghệ siêu phân luồng Hyper Threading và có Turbo Boost từ những thế hệ đầu tiên

Nếu so sánh với Core i3, Core i5 thì dường như số nhân của chúng khá ít, những thế hệ đầu thường không có Turbo Boost.

Core i7 8700K

Các thế hệ Core i7 thay đổi thế nào? Làm sao để phân biệt?

Dù các thế hệ Core i7 đã được cải tiến khá nhiều nhưng nhìn chung với mỗi thế hệ sẽ có đặc trưng riêng, bạn có thể dễ dàng phân biệt:

Core i7 thế hệ đầu tiên (Nahem)

Đặc trưng của thế hệ đầu tiên là: có 4 nhân, được sản xuất trên tiến trình 45nm, socket LGA 1366, bộ nhớ đệm L3 rộng 8MB, TDP khoảng 130W, được trang bị công nghệ Turbo Boost và siêu phân luồng Intel.

các thế hệ Core i7

Thế hệ thứ 2 của Core i7

Các mã Core i7 thế hệ thứ 2 được sản xuất dựa trên vi kiến trức Sandy Bridge, tiến trình 32nm, socket LGA 1155. Thế hệ 2 của Core i7 thường có 4 nhân, L3 rộng 8MB, bộ nhớ 4 × DDR3-1333, TDP 130W, Turbo 1/2/3/4, iGPU tích hợp HD Graphics 3000 và HD Graphics 2000 . Thế hệ này có hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng của Intel.

Thế hệ thứ 3

Thế hệ thứ 3 được sản xuất dựa trên tiến trình 22nm, vẫn gồm 4 nhân, bộ nhớ đệm L3 rộng 8MB, socket LGA 1155, được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng, Turbo Boost 2.0. Một số điểm cải tiến so với thế hệ 2: hỗ trợ bộ nhớ 4 × DDR3-1600, đồ họa tích hợp HD Graphics 4000. Kích thước khoảng 160 mm².

các thế hệ Core i7

Thế hệ 4 của Core i7

So với thế hệ thứ 3, thế hệ thứ 4 có một số điểm thay đổi: socket LGA 1150, TDP 84W, iGPU hỗ trợ HD Graphics 4600, kích thước khoảng 177 mm². Những thông số khác như: số nhân, luồng, công nghệ hỗ trợ, bộ nhớ đệm L3 không có sự thay đổi nhiều!

Thế hệ thứ 5

Điểm thay đổi lớn nhất của các mã Core i7 thế hệ thứ 5 chính là: thay đỏi tiến trình sản xuất 14nm và iGPU hỗ trợ Iris Pro Graphics 6200. Riêng với các dòng CPU hiệu năng cao, số nhân được nâng lên ngưỡng 6, L3 mở rộng lên đến 15MB, hỗ trợ bộ nhớ 4 × DDR4-2400.

CPU Intel Core i7 thế hệ 5

Thế hệ thứ 6

Có 3 dấu hiệu lớn để nhận biết các mã Core i7 thế hệ thứ 6 là:

  • Socket LGA 1151
  • Bộ nhớ đệm L3 rộng 8MB
  • iGPU tích hợp HD Graphics 530

Thế hệ thứ 7

Core i7 thế hệ thứ 7 có khá nhiều nét tương đồng với thế hệ thứ 6, điểm phân biệt đơn giản nhất chính là iGPU tích hợp HD Graphics 630.

các thế hệ Core i7

Core i7 thế hệ 8

Đến thế hệ thứ 8, số nhân của Core i7 đã nâng lên thành 6 nhân, bộ nhớ đệm mở rộng lên 12MB, khả năng hỗ trợ RAM cũng tốt hơn (dung lượng tối đa 128GB, loại RAM DDR4, bus 2666MHz). Các mã Core i7 thế hệ thứ 8 vẫn được hỗ trợ một số công nghệ độc quyền từ Intel: Turbo Boost 2.0, siêu phân luồng…

Core i7 8700K

Phân biệt thế hệ thứ 10 và thứ 9

Từ thế hệ thứ 9 trở đi, số nhân của các mã Core i7 đã tăng lên thành 8, bộ nhớ đệm L3 được mở rộng, khả năng hỗ trợ RAM cũng được nâng cao.

Tuy nhiên, để phân biệt các thế hệ Core i7 thứ 10 và 9, bạn có thể dựa trên một vài thông số sau đây:

Core i7 thế hệ thứ 10Core i7 thế hệ thứ 9
Số nhân/luồng8/168/8
Hỗ trợ bộ nhớDDR4-2933, tối đa 45.8 GB/sDDR4-2666, tối đa 41.6 GB/s
SocketFCLGA1200FCLGA1151
Bộ nhớ đệm L316 MB12 MB
Turbo Boost 3.0Không

Core i7 9700K

Core i7 9700K

Core i7 10700K

Core i7 10700K

Core i7 thế hệ 11

So với thế hệ thứ 10, các mã Core i7 thế hệ thứ 11 được cải tiến một số điểm sau:

  • Khả năng hỗ trợ bộ nhớ: DDR4-3200, băng thông tối đa 50 GB/s
  • iGPU tích hợp: Intel UHD Graphics 750

Về socket, số nhân, số luồng, công nghệ hỗ trợ, các mã Core i7 thế hệ 11 không thay đổi quá nhiều.

CPU Core i thế hệ 11 Intel

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các thế hệ Core i7 của Intel. Đừng quên thường xuyên theo dõi Website của Speedcom để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *