khe cắm RAM

Nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào? Để lại bình luận

Không có bộ nhớ trong máy tính không thể hoạt động được. Dung lượng bộ nhớ trong không đủ, máy tính cũng không thể hoạt động trơn tru. Nếu máy tình cần chạy nhiều chương trình, ứng dụng nặng bạn cần phải nâng cấp bộ nhớ trong. Nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách gì? Bài viết dưới đây của SPEEDCOM.VN sẽ cho bạn đáp án.

nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào

Chức năng quan trọng của bộ nhớ trong

Bộ nhớ trong của máy tính gồm 2 phần là bộ nhớ chính (gồm ROM và RAM) và bộ nhớ đệm. Tuy nhiên, bộ nhớ đệm Cache thường được đi kèm với CPU nên khi nhắc đến bộ nhớ trong, ROM và RAM thường được biết đến nhiều hơn.

nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào

Chức năng cơ bản của bộ nhớ trong là: lưu trữ dữ liệu tạm thời trong máy tính. Bộ nhớ trong thực hiện chức năng lưu trữ những dữ liệu đang được xử lý và vận hành tất cả các chương trình, ứng dụng trên máy tính. Dữ liệu của bộ nhớ trong (cụ thể là RAM) sẽ mất đi nếu nguồn điện cung cấp cho máy bị ngắt.

Riêng với ROM, nó còn thực hiện một chức năng khác là lưu trữ các chương trình dùng để khởi động máy tính. Đây là bộ nhớ chỉ đọc những dữ liệu đã được lập trình lưu trữ từ trước. ROM chứa những thông tin quan trọng như BIOS, bo mạch chủ máy tính → Máy tính không thể hoạt động được nếu thiếu thiết bị này.

chức năng của bộ nhớ trong

Nói tóm lại, không có bộ nhớ trong máy tính không thể khởi động cũng như hoạt động ổn định được.

Nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào?

Do có 2 phần là bộ nhớ chính và bộ nhớ đệm nên khi muốn nâng cấp bộ nhớ trong bạn cần phải nâng cấp những bộ phận này. Tuy nhiên, dung lượng của bộ nhớ đệm Cache lại phụ thuộc vào nhà sản xuất CPU, ROM máy tính lại có sẵn trong Main → không thể nâng cấp chúng trừ khi bạn muốn mua một CPU hoặc Mainboard mới.

→ Nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào? Bạn chỉ có thể nâng cấp RAM máy tính.

nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào

Bạn được “lợi” gì khi nâng cấp RAM?

Như đã nói ở trên, RAM giữ chức năng lưu trữ thông tin, dữ liệu tạm thời của các chương trình, ứng dụng đang hoạt động trên máy tính. Việc sử dụng nhiều ứng dụng cùng lúc trong khi dung lượng RAM không đủ sẽ khiến máy xuất hiện hiện tượng đơ, giật, lag… Nâng cấp RAM, mở rộng dung lượng bộ nhớ trong là cách giúp máy tính của bạn chạy “mượt hơn”.

nâng cấp RAM máy tính

Khi nào cần nâng cấp RAM máy tính?

Bạn cần nâng cấp RAM mới cho máy tính trong những trường hợp sau:

  • Khi máy tính chạy chậm nguyên nhân do dung lượng RAM không đủ
  • Chơi game năng, cấu hình cao
  • Máy cần chạy nhiều phần mềm đồ họa, thiết kế

SPEEDCOM sẽ mách bạn cách kiểm tra dung lượng RAM trong máy tính liệu có đủ cho máy tính bạn sử dụng hay không:

Chọn Task Manager

Nhấp chuột phải vào Taskbar và chọn Task Manager

Cửa sổ Task Manager

Cửa sổ Task Manager

Chọn Memory

Click vào Tab Performance và tiếp vào Memory (trong cửa sổ Task Manager)

Lúc này, cửa sổ sẽ hiển thị lượng RAM thực tế và dung lượng còn trống. Từ đây bạn có thể xác định được RAM hiện tại có đủ hay không và có nên nâng cấp RAM?

RAM đang sử dụng

Kết quả nằm ở góc bên trái màn hình

4 lưu ý khi mua RAM mới cho máy tính

Không phải cứ nâng cấp RAM máy tính của bạn đều có thể chạy ổ định, mượt mà. Muốn không lãng phí tiền, đừng bỏ quan 4 lưu ý sau đây:

Kiểm tra thông số của RAM

Một số thông số quan trọng trong RAM phải kể đến: PC2, PC3, PC4 hay tốc độ Bus…

thông số trên RAM

Mainboard cần tương thích với RAM

Bo mạch chủ cần phải hỗ trợ loại RAM bạn muốn sử dụng như: hỗ trợ DDR3 hay DDR4, hỗ trợ tốc độ Bus là bao nhiêu, kích thước RAM…

Bo mạch chủ máy tính ASUS

RAM mới cần phù hợp với RAM có sẵn trên Main

Với những bo mạch chủ hỗ trợ chế độ dual-channel, tri-channel cho phép bạn có thể lắp đặt nhiều thanh RAM cùng lúc. Thanh RAM mới bạn muốn lắp cần cùng loại với thanh RAM cũ. Giả sử loại RAM cũ là 8GB Bus 1333MHz thì RAM mới cũng cần có Bus 1333MHz.

RAM- Bộ nhớ trong

Dung lượng cần hợp lý

Chọn RAM có dung lượng cao mà không dùng hết thì thực sự lãng phí! Đối với những ai có ý định chơi game cơ bản hoặc chạy phần mềm đồ họa thì dung lượng tổng cộng của RAM khoảng 8-16GB là ổn. Nếu muốn chơi game cấu hình cao thì nên chọn RAM >16GB.

RAM ADATA SPECTRIX D80

Nâng cấp RAM là cách đơn giản nhất để cải thiện hiệu năng và tốc độ của máy tính. Tuy nhiên, không lựa chọn được loại RAM phù hợp thì việc nâng cấp cũng công cốc.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu nâng cấp bộ nhớ trong của máy tính gồm những cách nào. Đừng quên theo dõi những bài viết khác của SPEEDCOM và Fanpage SPEED COMPUTER!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *